Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa( nguyện nhân ô nhiễm và biện pháp)

By Skylar

Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa( nguyện nhân ô nhiễm và biện pháp)

0 bình luận về “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa( nguyện nhân ô nhiễm và biện pháp)”

  1. – Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển

    – Biện pháp: cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), đừng vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.

    Chúc bạn học tốt!

     

    Trả lời
  2. Nguyên nhân:      Ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà

    Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường không khí ở đây được chỉ ra là do sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải bắt buộc phải sử dụng nhiều nguồn nguyên nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển ô nhiễm nặng nề.Những chất khí nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn đã đe doạ cuộc sống con người không chỉ ở đới ôn hoà mà ảnh hưởng lên tầm thế giới.

          Ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà

    Nước biển, nước sông hồ, nước ngầm… đều bị ô nhiễm nặng nề. Đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà tập trung phần lớn vào một dải đất rộng không quá 100 km ven biển đã làm cho nguồn nước biển ô nhiễm nặng nề.

    Hiện tượng “thuỷ triều đen” do váng dầu tạo nên cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm. Và tất nhiên, không thể thiếu hoá chất thải ra từ các nhà máy, thuốc trừ sâu, phân lân hoá học dư thừa trên các cánh đồng cùng với chất thải sinh hoạt hằng ngày… đều có thể làm trầm trọng vấn đề ô nhiễm môi trường.

    Biện pháp:

    Để ngăn chặn, khắc phục cũng như  giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp dưới đây.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong nhà máy, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra và giám sát về môi trường. Cần phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan chức trách để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường.Thực hiện ký kết Nghị định thư Ki-ô-tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất. Đồng thời hạn chế sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu do khai thác, vận chuyển và đắm tàu.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.

    Trả lời

Viết một bình luận