Phân tích bài thơ “cảnh khuya” của HCM và có luận điểm

By aihong

Phân tích bài thơ “cảnh khuya” của HCM và có luận điểm

0 bình luận về “Phân tích bài thơ “cảnh khuya” của HCM và có luận điểm”

  1. Xin hay nhất ????????
    ????????????????
    1. PHÂN TÍCH ĐỀ
    – Yêu cầu: phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Cảnh khuya.

    – Đối tượng, phạm vi đề bài: các câu thơ, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

    – Phương pháp lập luận chính: Phân tích.

    2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
    – Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya Việt Bắc

    – Luận điểm 2: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (thi nhân)
    MỞ BÀI PHÂN TÍCH BÀI CẢNH KHUYA
    – Giới thiệu sơ lược về Hồ Chí Minh

    + Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại, một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

    – Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya:

    + Cảnh khuya (1947) là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác, thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh, niềm thao thức “lo nỗi nước nhà” của Người.

    THÂN BÀI PHÂN TÍCH BÀI CẢNH KHUYA
    * Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya Việt Bắc

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    – Cảnh khuya núi rừng Tây Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc:

    + Âm thanh: tiếng suối trong rừng xa xa vọng lại như tiếng hát của người con gái trong trẻo ngân vang.

    -> Tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát xa làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang sức sống ấm áp của con người.

    => Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh để làm nổi bật cảnh khuya thanh vắng.

    + Hình ảnh: Ánh trăng đêm khuya tạo thành những bóng hoa trên mặt đất

    -> Điệp từ “lồng” nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật

    -> Sự hòa quyện giữa cảnh trăng trầm mặc, huyền ảo với thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

    => Với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều, cảnh khuya chiến khu Việt Bắc hiện lên với cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, vẻ đẹp cổ điển biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.

    * Tâm trạng của nhân vật trữ tình (thi nhân)

    “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

    – “chưa ngủ” : nỗi thao thức, tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.

    + “chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên.

    + “chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Không phải người thức để ngắm cảnh mà vì Người đang lo nỗi nước nhà, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không.

    -> Chỉ có chưa ngủ thì Người mới có thể tả hết được cảnh đẹp đêm khuya.

    => Câu thơ thứ ba có dấu phẩy ở giữa như cắt ngang hai sự đối lập nhau: sự hài hòa của thiên nhiên và tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng, bình dị, thấm thía của Bác.

    KẾT BÀI PHÂN TÍCH BÀI CẢNH KHUYA
    – Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    + Nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

    + Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; hình ảnh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển mà vẫn đẹp, gần gũi, bình dị; ngôn ngữ giản dị, trong sáng; biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ…

    Trả lời

Viết một bình luận