Phân tích giá trị nghệ thuật cảu BPTT có trong câu thơ ” cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió “

By Mackenzie

Phân tích giá trị nghệ thuật cảu BPTT có trong câu thơ ” cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”

0 bình luận về “Phân tích giá trị nghệ thuật cảu BPTT có trong câu thơ ” cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió “”

  1. Chỉ với hai câu thơ ngắn nhưng Tế Hanh đã cho thấy bút pháp độc đáo của mình. So sánh “cánh buồm giương to” với “mảnh hồn làng”, nhà thơ cho ta hình dung về vẻ đẹp sống động của cánh buồm. Chính cánh buồm ấy đang mang theo bao niềm tin, bao hi vọng của người dân miền biển về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, ta còn thấy được cách sử dụng từ ngữ rất tinh tế của thi nhân. Từ “rướn” sử dụng nghệ thuật nhân hóa cùng với “thâu góp gió” làm hình ảnh con thuyền hiện lên sinh động, khỏe khoắn giống như người ngư dân với sức mạnh lớn lao. Vẻ đẹp của hồn làng, vẻ đẹp của quê hương chài lưới được gửi gắm đầy tinh tế, ý vị qua những hình ảnh thơ trên. 

    Trả lời
  2. “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió “

    Hai câu thơ thật sự rất hay và giàu ý nghĩa. Ta có thể thấy được phép so sánh cánh buồm giương to- mảnh hồn làng. Cách sơ sánh thật sự rất khéo léo, lấy cái hữu hình để so sánh giúp cho người đọc có thể thấy rõ hơn cái to lớn của cánh buồm và cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. ” Rướn thân trắng” ta có thể hình dung được thứ rất trong trắng, đẹp đẽ làm cho chiếc thuyền được vĩ đại mà còn đẹp nữa. Chẳng gì có thể so sánh bằng. Các từ ngữ được dùng vô cùng ý nghĩa, giàu sức gợi hình gợi cảm. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

    Trả lời

Viết một bình luận