Phân tích nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN, trong bối cảnh hiện nay ASEAN đã có những biện pháp nào để giải quyết vấn đề biển Đông

By Anna

Phân tích nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN, trong bối cảnh hiện nay ASEAN đã có những biện pháp nào để giải quyết vấn đề biển Đông

0 bình luận về “Phân tích nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN, trong bối cảnh hiện nay ASEAN đã có những biện pháp nào để giải quyết vấn đề biển Đông”

  1. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 45 do Campuchia chủ trì vào tháng 7 năm 2012 đã không có tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử của mình.Tại cuộc họp thường niên lần thứ 49 tổ chức vào tháng 7 năm 2016, các ngoại trưởng ASEAN một lần nữa cũng không đạt được đồng thuận về việc đưa vào thông cáo chung các ý kiến đề cập tới phán quyết lịch sử được đưa ra hai tuần trước đó bởi một tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.Nếu ASEAN tiếp tục không thể giải quyết được các bất đồng liên quan tới mục tiêu “duy trì và nâng cao hòa bình” như Hiến chương mà tổ chức này đề cập sẽ bị nghi ngờ. Quan trọng hơn, nếu ASEAN không hành động để giải quyết một vấn đề quan trọng đến vậy đối với hòa bình và an ninh khu vực thì việc một số quốc gia thành viên và các đối tác tìm kiếm các dàn xếp bên ngoài ASEAN nhằm giải quyết vấn đề này là khó tránh khỏi. Nếu điều đó xảy ra sẽ gây phương hại tới sự đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội.Bởi vậy, ASEAN cần phải thảo luận cách thức định hình lại nhằm triển khai tốt hơn nguyên tắc đồng thuận để đảm bảo rằng lợi ích của các quốc gia có thể được hài hòa với lợi ích toàn khối, qua đó giúp duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Nhu cầu cấp bách này đã được nhấn mạnh trong thời gian qua.Đáng chú ý, tại Bài giảng Singapore lần thứ 38 vào cuối tháng 8 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang cũng cho rằng mặc dù đồng thuận là một nguyên tắc nền tảng của ASEAN nhưng một số vấn đề mới nổi lên khiến cho ASEAN cần phải thiết lập các cơ chế bổ sung để cho phép một mức độ linh hoạt nhất định trong việc quản lý các thách thức này.

    Trả lời
  2. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt quốc tế, hợp tác quốc tế trở thành lĩnh vực chính, quan trọng của các nền kinh tế,các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế, tuy nhiên quá trình này không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp, việc này dẫn đến tình trạng mất ổn định trong đời sống, sự hợp tác của các quốc gia và hòa bình thế giới, ASEAN là một tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á, là một diễn đàn để các quốc gia trong khu vực thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhau. Trong bối cảnh hiện nay khi quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng, cùng với đó là những mâu thuẫn phát sinh giữa các quốc gia, vai trò của ASEAN với tính chất là một tổ chức quốc tế khu vực càng trở nên quan trong, góp phần ổn định hòa bình, an ninh khu vực nâng cao vị thế của tổ chức, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình hội nhập, giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

    Trả lời

Viết một bình luận