Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

By Ivy

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

0 bình luận về “Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương”

  1. Cảm nghĩ trong bài Bánh Trôi Nước 

      Nhà thơ Hồ Xuân Hương vừa trân trong vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắc của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Trả lời
  2.        Hồ Xuân Hương- một cái tên cũng không có gì là xa lạ đối với chúng ta. Bà là một nữ thi sĩ nổi tiếng và dân chúng mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”. Trong các tác phẩm của bà, hầu hết thuộc trùm thơ vịnh vật của bà. Trong đó, nổi tiếng là bài thơ “Bánh Trôi nước”.

           Hình ảnh chiếc bánh trôi-một món ăn bình dân, giản dị. Với hình dáng tròn, trắng, nó đã trở thành một món ăn truyền thống với dân tộc Việt Nam chúng ta vào ngày 3/3 (Ngày Tết Hàn Thực). Nhưng với Hồ Xuân Hương, bà không chỉ dừng lại ở đó. Với những vốn từ đa dạng, phong phú, biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và nhân hoá. Bài thơ còn diễn tả đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa bị bóc lột nặng nề.

           Người phụ nữ với dáng tròn, nước da trắng. Tâm hồn của họ trong sáng, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống. Đáng lẽ ra, họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Một cuộc sống chan hoà tình yêu thương, bình đẳng xã hội. Nhưng không, với xã hội phong kiến khi xưa, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” rất phổ biến. Những người phụ nữ không có quyền tự do, không có quyền quyết định số phận mà phải phụ thuộc vào bề trên, những người trên mình. Phải chịu nhiều vất vả, khó khăn, gian nan, oan trái trong cuộc sống hàng ngày là điều mà họ không thể tránh khỏi.

           Nghĩ lại, ta cảm thấy thương xót, ngậm ngùi thay cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và ta không khỏi lên án, tố cáo xã hội xưa bất công, ra sức bóc lột nặng nề với người phụ nữ.

    Trả lời

Viết một bình luận