Quá trình hoạt động và phát triển của ASEAN từ khii thành lập đến nay như thế nào?

By Rose

Quá trình hoạt động và phát triển của ASEAN từ khii thành lập đến nay như thế nào?

0 bình luận về “Quá trình hoạt động và phát triển của ASEAN từ khii thành lập đến nay như thế nào?”

  1. 1. Sự thành lập của ASEAN:

    –  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế. Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính chất khu vực, tiêu biểu là liên minh châu Âu EU.

    – Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

    2. Quá trình hoạt động và phát triển:

    –  Từ năm 1967 đến 1976 : tổ chức hoạt động còn non yếu, lỏng lẻo. Xảy ra mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.

    – Từ năm 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc và hoạt động tương đối hiệu quả. Từ 5 nước ban đầu, đến nay đã là 10 nước thành viên.

    – Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí xây dựng bản Hiến chương ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (năm 2007), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê chuẩn Hiến chương trong vòng một năm.

    – Ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Đây là một sự kiện quan trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển.

    Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên.

    Trả lời

Viết một bình luận