Quãng đường từ nhà lan đến trường dài 1,25km.Mỗi ngày đi học,cả đi lẫn về lan phải đi bao nhiêu m ?

By Skylar

Quãng đường từ nhà lan đến trường dài 1,25km.Mỗi ngày đi học,cả đi lẫn về lan phải đi bao nhiêu m ?

0 bình luận về “Quãng đường từ nhà lan đến trường dài 1,25km.Mỗi ngày đi học,cả đi lẫn về lan phải đi bao nhiêu m ?”

  1. Đáp án:

    Mỗi ngày đi học, cả đi lẫn về Lan phải đi 2500m.

    Giải thích các bước giải:

    Đổi : 1,25km = 1250m

    Mỗi ngày đi học, cả đi lẫn về Lan phải đi số mét là :

    1250 x 2 = 2500 (m)

    Đáp số : 2500m.

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về –  một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:
     
                                           “ Tà tà bóng ngả về tây
     
                                       Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
     
    Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “ tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “ thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.
     
                                 “ Bước dần theo ngọn tiểu khê
     
                            Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”
     
    Cảnh vật không còn rộn rang, trần đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả : “ tà tà”, “ nao nao”, “ thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người.  Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến khôn nguôi thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người : “ngọn tiểu khê”- dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “ cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:
     
                               “ Nao nao dòng nước uốn quanh
     
                           Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
     
    Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “ Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “ nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:
     
                                   “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
     
                                Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
     
        Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận