So sánh các câu sau đây 1 chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! 2 chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ! 3 chồng tôi đau ốm, xin ông chớ

By Charlie

So sánh các câu sau đây
1 chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
2 chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!
3 chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!
a) xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên
b) các câu nào có tác dụng nhất? Vì sao?

0 bình luận về “So sánh các câu sau đây 1 chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! 2 chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ! 3 chồng tôi đau ốm, xin ông chớ”

  1. `1)` Bắt buộc, đưa ra mệnh lệnh cương quyết cho bọn tay sai. ( trên tầm )

    `->` Từ cầu khiến ” không được “

    `2)` Nhắc nhở, cảnh báo cho bọn tay sai. ( ngang tầm )

    `->` Từ cầu khiến ” đừng “

    `3)` Van xin, cầu xin, hạ mình trước bọn tay sai ( dưới tầm )

    `->` Từ cầu khiến ” xin, chớ “

    `b)` 

    – Câu `1)` có tác dụng nhất. Vì nó đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc bực tức, oan ức của chị Dậu trước cảnh chồng mình bị đánh, không chịu làm nô lệ, không chịu nhún nhường nữa, mà phải phá tung xiềng xích, ranh giới ở xã hội phong kiến. Từ đó ta thấy được sức mạnh tiềm tàng, tình yêu thương chồng con được thể hiện một cách sâu sắc.

    Trả lời
  2. a) Sắc thái mệnh lệnh của câu 1 rõ ràng, dứt khoát mục đích để cảnh báo, thách thức, đe dọa

    Sắc thái mệnh lệnh của câu 2 và 3 nhẹ nhàng hơn mục đích để yêu cầu, đề nghị.

    b) Câu 1 có tác dụng nhất vì có sắc thái mệnh lệnh mạnh nhất, thể hiện qua từ “không được”

    Trả lời

Viết một bình luận