Soạn bài. Bài bức tranh của em gái tôi không chép mạng

By Everleigh

Soạn bài. Bài bức tranh của em gái tôi không chép mạng

0 bình luận về “Soạn bài. Bài bức tranh của em gái tôi không chép mạng”

  1. Tiết `83 – 84` :

       $\color{red}{\text{Văn bản : Bức tranh của em gái tôi}}$

                          $\color{red}{\text{ ( Tạ Duy Anh )}}$

    $\color{orange}{\text{I. Đọc – chú thích}}$

    `1.` Đọc :

    `*` Kể tóm tắt lại các sự việc chính

    `2`. Chú thích :

    `a.` Tác giả :

    `-` Tạ Duy Anh sinh năm `1959`

    `-` Quê ở huyện Chương Mĩ , tỉnh Hà Tây ( Hà Nội )

    `-` Ông là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới

    `b.` Tác phẩm :

    `-` Là truyện ngắn thuộc giải nhì trong cuộc thi ” Tương lai vẫy gọi ” của báo Thiếu niên Tiền Phong .

    `c.` Từ khó : SGK

    $\color{orange}{\text{II. Đọc – hiểu văn bản}}$

    `1.` Tìm hiểu khái quát 

    `-` Thể loại : truyện ngắn

    `-` Phương thức biểu đạt : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

    `-` Nhân vật chính : hai anh em

    `-` Ngôi kể : thứ nhất ( người anh )

    `-` Bố cục : `3` phần

    `+` Đoạn `1` (Từ đầu … đến “phát huy tài năng“): Tâm trạng người anh trước khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.
    `+` Đoạn `2` (Tiếp theo … đến “cùng đi nhận giải“): Tâm trạng người anh khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện.
    `+` Đoạn `3` (Còn lại): Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của em

    `2.` Tìm hiểu chi tiết 

    `a.` Nhận vật người anh

    `*` Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện

    `⇒` Đối xử thân mật nhưng ra vẻ xem thường

    `*` Khi mọi người phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương :

    `-` Cảm thấy mình bất tài 

    `-` Thở dài , chỉ muốn gục xuống khóc

    `-` Hay gắt gỏng với em

    `-` Lén xem tranh em gái

    `⇒` Tức tối , ghen tị với em gái

    `*` Khi đứng trước bức tranh của em gái 

    `-` Đầu tiên là ngỡ ngàng , sau đó hành diễn và xấu hổ

    `⇒` Ăn năn , hối lỗi , tự nhận thực về bản thân

    `b.` Nhân vật Kiều Phương

    `-` Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên , hiếu động ; có tài năng hội họa ; tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu vị tha đã có sức mạnh cảm hóa con người

    $\color{orange}{\text{III. Ghi nhớ}}$

    `1.` Nghệ thuật

    `-` Truyện được kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thực , gần gũi

    `-` Miêu tả chân thật diễn biến tâm lí của nhân vật 

    `2.` Nội dung 

    `-` Tình cảm trong sáng , hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình 

    `3.` Ý nghĩa 

    `-` Tình cảm nhân hậu , trong sáng có sức mạnh thức tỉnh , cảm hóa con người .

    $\color{orange}{\text{IV. Luyện tập}}$

    `-` Làm các bài tập trong VBT Ngữ Văn `6`

    =============================

    $\color{green}{\text{XIN HAY NHẤT CHO NHÓM AK}}$

    Trả lời
  2. Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm)

    tên khai sinh là Tạ Viết Dãng,

    sinh năm 1959;

    quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây;

    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

    Chia đoạn văn thành 3 đoạn

    đoạn 1 từ đầu đến “phát huy tài năng”: Tài năng của em gái được phát hiện.

     đoạn 2 tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giải”: Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh.

    đoạn 3 còn lại: Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái.

    1: Kể tóm tắt lại tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.

    Truyện “Bức tranh của em gái tôi” kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai.

    Người anh cảm thấy thất vọng vì mình không có tài năng gì và cảm thấy như cả nhà đang lãng quên mình.

    Người anh rất khó chịu và hậm hực với bé Phương.

    Bức tranh đạt giải Nhất của cô em gái lại mình. Đứng trước bức tranh đó, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của em gái.

    2 :

    a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.

    b. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương.

    3:

    Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

    Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

    Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

    Khi tài năng của em gái được phát hiện:

    Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

    Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

    Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

    =>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người.

    Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

    Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

    4:

    Đoạn kết của truyện đã giúp cho người anh xua đuổi được con rắn ghen tỵ trong trái tim mình. Đấy là sự hối lỗi rất chân thành, sâu sắc, nhân vật người anh vì vậy à trở nên dễ mến, tạo được mối thiện cảm trong lòng bạn đọc.

    5:

    Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ.Anh hối hận vì hồi trước đã coi thường em và hay mắng em gái ,Không ngờ một người như mình lại được em mình vẽ một cách hoàn hảo và xuất sắc như vậy.Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ vậy.

    Trả lời

Viết một bình luận