-sự chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai -hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị khá

By Josie

-sự chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai
-hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị kháng chiến
-cách đánh của nhà Trần ở mỗi lần cuộc kháng chiến
-thành tựu về giáo dục,khoa học,-kĩ thuật,nghệ thuật thời Trần

0 bình luận về “-sự chuẩn bị của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai -hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị khá”

  1. *Sự chuẩn bị của nhà Trần:

    – Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.

    – Trần Quốc Tuấn – chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

    – Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

    – Chuẩn bị khác:

    + Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.

    + Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.

    + Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).

    *Tác dụng của hội nghị:

    – Tác dụng:

    + Động viên toàn dân tham gia đánh giặc, trai tráng lên đường ra trận, nhân dân tích cực sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến.

    + Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng. Trong Hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.

    *Cách đánh của nhà Trần:

    Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285):

    – Đoàn kết lực lượng toàn dân để đánh giặc.

    – Khi thế giặc mạnh, thực hiện rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt quân địch.

    – Tiến hành kế sách “vườn không nhà trống”.

    – Khi thời cơ đến, tiến hành phản công tiêu diệt quân giặc, giành thắng lợi hoàn toàn.

    *Các thành tựu:

    a) Giáo dục

    – Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

    – Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

    * Khoa học – kĩ thuật:

    – Về lịch sử:

    + Cơ quan chuyên viết sử (quốc sử viện) ra đời, do Lê Văn Hưu đứng đầu.

    + Năm 1272, ông biên soạn xong bộ “Đại Việt sử kí” gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

    – Về quân sự: tác phẩm nổi tiếng “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

    – Về y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

    – Về thiên văn học: Đặng Lô, Trần Nguyên Đán có nhiều đóng góp đáng kể.

    – Về kĩ thuật: cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn có hiệu quả cao trong chiến đấu.

    Trả lời

Viết một bình luận