Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 Tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật được gọi là….(I)…..Các yếu tố của môI trường đều trực

By Harper

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi 1, 2 và 3
Tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật được gọi là….(I)…..Các yếu tố của môI
trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến….(II)….của sinh vật. Có 4 loại môi
trường là môi trường đất, môi trường…(III)…, môi trường không khí và môi
trường…(IV)…..
Câu 1: Số (I) là:
   A. môi trường
 B. nhân tố sinh thái
   C. nhân tố vô cơ
   D. nhân tố hữu sinh
Câu 2: Số (II) là:
   A. hoạt động và sinh sản
   B. trao đổi chất và phát triển
   C. sự sống, sự phát triển và sự sinh sản
   D. sự lớn lên và hoạt động
Câu 3: Số (III) và (IV) là:
   A. (III): nước ; (IV): vô cơ
   B. (III): hữu cơ ; (IV): vô cơ
   C. (III): hữu cơ ; (IV): sinh vật
   D. (III): sinh vật ; (IV): nước
Câu 4: Môi trường là:
   A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
   B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
   C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
   D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Câu 5: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
   A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
   B. Đất, trên mặt đất- không khí
   C. Đất, nướcvà sinh vật
   D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
Câu 6: Môi trường sống của vi sinh vật là:
   A. Đất, nước và không khí
   B. Đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật
   C. Đất, không khí và cơ thể động vật
   D. Không khí, nước và cơ thể thực vật
Câu 7: Môi trường sống của giun đũa là:
   A. Đất, nước và không khí
   B. Ruột của động vật và người
   C. Da của động vật và người; trong nước
   D. Tất cả các loại môi trường
Câu8: Da người có thể là môi trường sống của:
   A. Giun đũa kí sinh B. chấy, rận, nấm
   C. Sâu D. Thực vật bậc thấp
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
   A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
   B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
   C. Con người và các sinh vật khác
   D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 10: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh B. Hữu sinh  C. Vô cơ D. Chất hữu cơ
Câu 11: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Hữu sinh và vô sinh D. Hữu cơ
Câu 12: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta
chia thực vật làm 2 nhóm là:
   A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
   B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
   C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
   D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
Câu 13: Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng là:
   A. Cây lúa  B. Cây ngô    C. Cây thầu dầu    D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 14: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
   A. cây xương rồng B. cây phượng vĩ
   C. Cây lá lốp  D. Cây dưa chuột
Câu 15: Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:
   A. Hô hấp    B. Quang hợp  C. Hút nước   D. Cả 3 hoạt động trên
Câu 16: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân
chia chúng thành 2 nhóm động vật là:
   A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối
   B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối
   C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối
   D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối
Câu 17: Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng?
   A. Thằn lằn    B. Muỗi  C. dơi  D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 18: Động vật nào sau đây là động vật ưa tối?
   A. Sơn dương  B. Đà điểu  C. Gián D. Chim sâu
Câu 19: Các loài thú sau đây hoạt động vào ban đêm là:
   A. Chồn, dê, cừu   B. Trâu, bò, dơi
   C. Cáo, sóc, dê  D. Dơi, chồn, cú mèo
Câu 20: Tại sao việc nghiên cứu môi trường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc
gia?
Câu 21: Giải thích cây mọc ở trên đường phố có nhà cao tầng, ngọn cây nghiêng
và tán lệch về phía có nhiều ánh sáng?




Viết một bình luận

Chương trình giúp "CON GIỎI NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT" thành thạo tiếng anh trước tuổi lên 10 và nhiều phần quà hấp dẫn. Tìm hiểu thêm