Sưu tầm những mẩu chuyện về Giêm Oát, Xti-phen-xơn,Phơn-tơn

By Gabriella

Sưu tầm những mẩu chuyện về Giêm Oát, Xti-phen-xơn,Phơn-tơn

0 bình luận về “Sưu tầm những mẩu chuyện về Giêm Oát, Xti-phen-xơn,Phơn-tơn”

  1. Ngày nay, tàu hỏa đã trở thành một trong những phương tiện giao thông quan trọng và ngày càng phát triển. Có được sự thành công như vậy, chúng ta không thể nào quên công lao của kỹ sư người Anh George Stephenson – người đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chế tạo một đầu tầu xe lửa chở hành khách, mở đầu cho ngành đường sắt hiện nay.

    Năm 14 tuổi, Stephenson trở thành thợ bảo dưỡng máy móc tại mỏ. Qua công việc này, cùng với việc quan

    sát các chú, các bác tu sửa máy, Stephenson dần dần quen thuộc với cấu tạo cũng như cách xử lý những sự cố thường xảy ra của các loại máy móc.

     

    Ngoài giờ làm việc ở mỏ, Stephenson miệt mài dùng đất sét nặn ra các mô hình máy và tiến hành nghiên cứu. Ở mỏ có thứ máy móc nào thì ở nhà Stephenson có mô hình máy móc đó.

     

    Stephenson ngày càng muốn học hỏi thêm nhiều tri thức kỹ thuật. Chính vì vậy, mặc dù đã 17 tuổi, Stephenson vẫn quyết định bắt đầu việc học hành. Được các thầy giáo giúp đỡ, Stephenson nhanh chóng học được nhiều kiến thức cơ sở, hiểu được nguyên lý và cách sử dụng nhiều loại máy móc. Vừa học vừa làm, với nỗ lực không ngừng của mình, Stephenson đã trở thành thợ máy hơi nước ở mỏ than. Trên cương vị thợ máy, Stephenson đã sắp đặt công việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc rất hợp lý, quy củ.

     

    Lúc này, tại các mỏ than ở nước Anh, người ta sử dụng các loại xe đơn giản dùng máy hơi nước làm động lực thay cho xe ngựa kéo. Trong mỏ than, người ta cũng đã lắp đặt một số đường ray bằng gỗ và sắt để vận chuyển than. Tuy vậy, việc vận chuyển than vẫn rất thô sơ, có chỗ thì dùng con ngựa kéo, có chỗ dùng động cơ cùng với cáp kéo xe than dọc theo đường ray. Là một người đam mê tìm hiểu máy móc, Stephenson sớm nhận ra những bất tiện của loại xe vận chuyển than này. Ông bắt tay vào việc chế tạo động cơ trượt trên đường ray chạy bằng than đá.

     

    Qua nhiều năm mày mò nghiên cứu, đến năm 1814, Stephenson đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên mang tên “Blücher”. Tuy “Blücher” hoạt động được nhưng gây tiếng ồn dữ dội và tốn nhiều nhiên liệu. Không nản lòng, ông tiếp tục cải tiến “Blücher”. Trải qua nhiều lần thí nghiệm, Stephenson tìm ra cách giảm được đáng kể sự chấn động của đầu máy, toa xe và tiếng ồn. Giữa đầu máy và toa xe, ông bố trí bộ phận lò xo. Ông lắp thêm một ống xả khói ở phía trên đầu máy để khói không tỏa ra xung quanh đoàn xe lửa. Nhờ thế, tốc độ đầu máy xe lửa cũng tăng lên đáng kể. Cuối cùng, đầu máy xe lửa kiểu mới mang tên “Locomotion” ra đời, và có nhiều tính năng khiến Stephenson và các cộng sự thấy hài lòng.

     

    Năm 1821, Stephenson bắt đầu thiết kế xây dựng đường ray xe lửa đầu tiên, dài 32 km, nối hai thị xã Stockton và Darlington. Ngày 27-9-1825, tuyến đường này đã được thông xe. Vào thời đó, mọi người còn chưa thấy xe lửa, nên ai cũng muốn đến xem nó có hình dáng như thế nào, nên người tới dự lễ thông xe đông nghịt ở nhà ga, lại còn rải rác dài hai bên đường sắt. Đầu máy “Locomotion” của Stephenson kéo theo 22 toa hàng, 6 toa chở đầy các vị khách thuộc các giới xã hội tham gia lễ thông xe. Số toa còn lại thì chứa than và các hàng hoá khác.

     

    Trả lời

Viết một bình luận