Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?Sự so sánh đó nói lêm điều gì?

By Camila

Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?Sự so sánh đó nói lêm điều gì?

0 bình luận về “Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với hình ảnh nào?Sự so sánh đó nói lêm điều gì?”

  1. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    => Ta có thể thấy tác giả so sánh cánh buồm với hình ảnh mảnh hồn làng.

    => Đạt hiệu quả trong diễn đạt. “Cánh buồm”ấy mang sự giản đơn là biểu tượng cho nghề chài lưới, là hình ảnh cho cuộc sống của họ. Cánh buồm ấy là niềm tin, khát vọng, là sự bình yên và là niềm hạnh phúc của những người dân làng chài.

    => Tế Hạnh đã khéo léo sử dụng hình ảnh so sánh đúng lúc để tăng thêm vẻ đẹp cho sự miêu tả qua đó thể hiện sự hài hòa của con người lao động với thiên nhiên

    => Gửi gắm vào đó sự tự hào, sự ca ngợi với tình yêu quê hương đất nước.

    Trả lời
  2. Từ đoạn trong bài thơ Quê hương:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    `=>` Tế Hanh đã so sánh ‘cánh buồm’ với mảnh hồn làng.

    `-` Lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó.

    `-` Khiến hình ảnh cánh buồm càng trở nên thiêng liêng, xúc động. 

    `-` Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

    `=>` Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt, bao nhiêu trìu mến thiêng liêng và hi vọng mưu sinh của người dân làng chài “quê hương”.

    -HỌC TỐT-

    Trả lời

Viết một bình luận