$\text{1. Định nghĩa công suất điện ?}$ $\text{2. Sự giống nhau về sự nhiễm từ của sắt và thép ?}$ $\text{3. Nêu nguyên tắc, cấu ta

By Madelyn

$\text{1. Định nghĩa công suất điện ?}$
$\text{2. Sự giống nhau về sự nhiễm từ của sắt và thép ?}$
$\text{3. Nêu nguyên tắc, cấu tạo và sự biến đổi năng lượng của động cơ điện 1 chiều}$
$\text{4. Nam châm được tạo ra ntn và có lợi gì hơn nam châm vĩnh cửu ?}$
$\text{5. Nêu từ trường của ống dây co dòng điện chạy qua ?}$

0 bình luận về “$\text{1. Định nghĩa công suất điện ?}$ $\text{2. Sự giống nhau về sự nhiễm từ của sắt và thép ?}$ $\text{3. Nêu nguyên tắc, cấu ta”

  1. Đáp án:

    1.

    Công suất điện là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

    2.

    Giống:

    – Sắt và thép khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

    – Lõi sắt, lõi thép đều có tác dụng làm tăng từ tính của ống dây có dòng điện.

    3.

    – Nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều: Gồm hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.

        + Nam châm tạo ra từ trường là bộ phận đứng yên, được gọi là stato.

        + Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua là bộ phận quay, được gọi là rôto.

    – Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều:

    Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung dây, do tác dụng của lực điện từ nên khung dây sẽ quay.

    4.

    – Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm điện từ của sắt, gồm một ống dây dẫn quấn quanh lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, xung quanh ống dây có một từ trường, lõi sắt non giúp làm tăng từ tính của nam châm. 

    – Nam châm điện có lợi hơn nam châm vĩnh cửu ở chỗ:

      + Có thể tăng lực từ của nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

      + Dễ dàng làm nam châm mất hết từ tính bằng cách ngắt nguồn điện đi qua ống dây.

      + Có thể thay đổi các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây

    5.

    Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm. Hai đầu của nó cũng như là hai cực từ. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam.

    Để xác định từ trường trong ống dây ta dùng quy tắc nắm bàn tay phải.

    Trả lời

Viết một bình luận