thế nào là văn tự sự ? dàn bài chung của văn tự sự? cách làm bài văn tự sự? a. kể chuyện đời thường? b. kể chuyện tưởng tượng?

By Natalia

thế nào là văn tự sự ?
dàn bài chung của văn tự sự?
cách làm bài văn tự sự?
a. kể chuyện đời thường?
b. kể chuyện tưởng tượng?

0 bình luận về “thế nào là văn tự sự ? dàn bài chung của văn tự sự? cách làm bài văn tự sự? a. kể chuyện đời thường? b. kể chuyện tưởng tượng?”

  1. tự sự hay kể chuyện là bất kì sự tường thuật nào để kết nối các sự việc, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh …. Trong tác phảm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mk.

    dàn bài chung của văn tự sự là bài văn có đủ yếu tố: MB,TB,KB

    phải có đủ yếu tố: cốt truyện, nhân vật, diễn biến …… bài văn sẽ đúng và hay hơn

    a) là kể lại những câu chuyện mk đã gặp, từng trải qua, đẻ lại nhiều ấn tượng cảm xúc nhất định.

    b) là kể ra 1 phần dựa vào những điều có thực, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm ý nghĩa thêm nổi bật.

    xin vote 5 sao + cảm ơn + câu trả lời hay nhất

    Trả lời
  2. 1)

    Khái niệm của văn tự sự:- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

    2)

    Mở bài: Giới  thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

    Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

     Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ và cảm nghĩ của người kể.

    3)

     Với bài: Kể về sự việc đời thường
    -Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
    -Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
    -Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
     Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
    *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
    -Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
    -Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
    -Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ….
    *Cách làm:
    -Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
    -Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
    -Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

                                                      Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận