Thuyết minh về bánh phồng Sơn Đốc Không chép trên mạng nha

By Allison

Thuyết minh về bánh phồng Sơn Đốc
Không chép trên mạng nha

0 bình luận về “Thuyết minh về bánh phồng Sơn Đốc Không chép trên mạng nha”

  1. Bánh phồng Sơn Đốc là đặc sản nổi tiếng du khách nên thử một lần nếu có dịp đến với Bến Tre. Sự hòa quyện từ mùi thơm của hương nếp, béo ngậy của dừa Bến Tre, vị ngọt thanh của đường mía đã tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc mang hương vị dân dã, ngọt thơm, khó nơi nào có thể sánh kịp. Rất nhiều du khách chọn mua bánh phồng Sơn Đốc về làm quà sau hành trình du lịch Bến Tre.

    Bánh phồng Sơn Đốc – Một đặc truyền thống của Bến Tre

    Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (thuộc ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) đã tồn tại hơn 100 năm qua. Làng nghề này đã trở nên nổi tiếng không chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn có mặt ở một số nơi trong cả nước, thậm chí ra cả nước ngoài. Ban đầu, bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện vào các dịp lễ, tết truyền thống. Nhờ hương vị thơm lừng, ngon ngọt, giòn giòn, bánh phồng đã trở thành món quà quê quen thuộc của nhiều du khách phương xa. Qua thời gian, từ đời này sang đời khác, bánh phồng vẫn được nhiều người ưa chuộng và không biết từ lúc nào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.

    Bánh phồng Sơn Đốc thơm lừng, ngon ngọt, giòn giòn, hấp dẫn nhiều thực khách

    Du lịch Bến Tre – Tìm hiểu đặc sản bánh phồng Sơn Đốc

    Để có chiếc bánh phồng chất lượng thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nếp dùng làm bánh ngon nhất thiết phải là loại nếp đặc trưng của Bến Tre – gạo nếp sáp (gạo có hương vị tự nhiên, thơm nhiều, dẻo dính). Và, dừa dùng để lấy nước cốt làm bánh chỉ chọn loại dừa mới khô. Gạo nếp mua về đem ngâm vài tiếng đồng hồ để nếp mềm, sau đó vo sạch mang hấp cách thủy cho nếp chín. Nếp vừa chín tới cho vào cối giã nhuyễn cùng nước cốt dừa, đường, nêm nếm sao cho vừa ăn. Ngày nay, người ta thường sử dụng máy thay cho cối giã. Bánh phồng ngon hay không tùy thuộc người trở bột, phải trở đều, nhanh và liên tục thì bột mới nhuyễn, bánh khi nướng mới nở và xốp. Sau khi bột được trộn đều và nhuyễn thì bắt đầu khâu cán bánh. Khi cán bánh, người bọc bột phải bóc đều cho từng viên bột có khối đều nhau, phải thật khéo léo để bánh tròn đều và mỏng. Bánh cán xong sẽ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Phơi bánh phồng cũng là một sự kỳ công và tỉ mỉ, phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, nếu được nắng bánh phồng phơi khoảng nửa ngày đã khô.

    Người dân làng nghề truyền thống Sơn Đốc đang cán bánh phồng

    Bánh phồng Sơn Đốc khi nướng nở to gấp 3 – 4 lần so với hình dáng ban đầu. Để bánh ngon, xốp, giòn thì nên nướng trên bếp than hồng đỏ rực. Thông thường, bánh phồng để sống đóng bịch và đem xuất bán. Những bịch bánh phồng sau khi đã thành phẩm không chỉ được tiêu thụ khắp nơi trong cả nước mà còn được đóng bao xuất khẩu sang tận châu Âu, châu Mỹ… Bánh phồng Sơn Đốc được xem là đặc sản Bến Tre nức tiếng mà mỗi du khách khi có dịp du lịch về xứ Dừa đều không quên thử qua. Cầm trên tay chiếc bánh phồng và thưởng thức mới cảm nhận hết cái ngon, sự tinh túy và công sức của những người làm ra món bánh này. Bánh phồng Sơn Đốc thường được dùng ăn chơi hoặc cúng kiếng trong các dịp lễ, tết. Với hương vị thơm nồng, ngon ngọt, bánh phồng Sơn Đốc khiến du khách một lần thử qua khó thể quên được mùi vị

    Trả lời

Viết một bình luận