Thuyết minh về tác phẩm cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan

By Aaliyah

Thuyết minh về tác phẩm cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan

0 bình luận về “Thuyết minh về tác phẩm cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan”

  1. BÀI LÀM:

    Nhắc tới Lý Lan, nhiều người thường nhớ tới một dịch giả tài hoa – người đã đem bộ truyện Harry Porter tới với tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ Việt Nam. Nhưng Lý Lan còn nổi tiếng với nhiều tác phẩm truyện ngắn, truyện dài và tuỳ bút, mà mỗi tác phẩm đều khiến lòng người rung động. Một trong những tuỳ bút đặc sắc của Lý Lan chính là “Cổng trường mở ra”

    “Cổng trường mở ra” của Lý Lan ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của một người mẹ trong đêm trước ngày con chuẩn bị vào lớp một. Trong khi con dù rất háo hức trước ngày khai trường đầu tiên song đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ say sưa, thì người mẹ lại thao thức, không ngủ được. Người mẹ vừa suy nghĩ đến con, vừa nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình và nghĩ tới ngày khai trường đầy trang trọng, thiêng liêng ở Nhật Bản. Tác phẩm khép lại bằng tưởng tượng của người mẹ: mẹ dắt tay con bước vào thế giới kì diệu sau cánh cổng trường

    Trước hết, trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của mẹ và con rất khác nhau. Sự khác biệt đó được thể hiện qua những chi tiết miêu tả tâm trạng cuatr cả hai người. “Đêm nay con cũng có niềm háo hức”, bởi ngày mai là ngày khai trường đầu tiên của con, là một bước ngoặt trong cuộc đời con khi con từ giã tuổi thơ đầy vô tư, chỉ biết ăn, chơi, ngủ để bước vào tuổi học trò. Nhưng rồi giấc ngủ vẫn đến với con một cách dễ dàng và dưới đôi mắt đầy trìu mến của mẹ, bóng dáng con hiện lên ngây thơ với “gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm”, “không có mối bận tâm nào khác ngoài việc sáng mai thức dậy cho kịp giờ”. Trái lại, người mẹ lại không ngủ được, “mẹ không tập trung được vào việc gì cả”. Kể cả khi lên giường rồi người mẹ vẫn trằn trọc, và dòng suy nghĩ miên man đưa người mẹ trở về với những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên: “Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp”. Bài văn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một dư vang không thể phai mờ trong tâm trí người mẹ dù hàng chục năm đã trôi qua. Tiếng đọc bài văng vẳng ấy, cùng những xúc cảm thuở nào chợt sống dậy, thấm sâu mãi vào trong lòng người đọc.Nhớ đến những cảm xúc trong buổi khai trường đầu tiên ấy, người mẹ lại nghĩ về vai trò to lớn của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Vai trò đó được khái quát trong câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Nhà trường được người mẹ trân trọng gọi là “thế giới kỳ diệu”, bởi đó là một thế giới vừa lạ, lại vừa đẹp. Thế giới đó lạ bởi nơi đó còn tiềm tàng biết bao điều bổ ích, thú vị, những kho tàng tri thức đang chờ con khai phá. Thế giới đó cũng đẹp bởi tình cảm giữa bạn bè, thầy cô,… – và chính ở nơi đó con sẽ học để hoàn thiện nhân cách, bồi đắp thêm tình yêu với mọi sự vật, con người gần gũi xung quanh.

    Với hình thức như những dòng nhật ký tâm tình, “Cổng trường mở ra” của Lý Lan đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương của người mẹ dành cho con – một tình cảm vô cùng thiêng liêng, đồng thời cũng thể hiện được vai trò to lớn của nhà trường với trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật đó, tác phẩm đã để lại ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc

    Trả lời

Viết một bình luận