Tìm hiểu đặc điểm sinh vật và sông ngòi của tỉnh Thái bình

By Margaret

Tìm hiểu đặc điểm sinh vật và sông ngòi của tỉnh Thái bình

0 bình luận về “Tìm hiểu đặc điểm sinh vật và sông ngòi của tỉnh Thái bình”

  1. Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km². Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.

    Trả lời
  2. Nền địa hình Thái Bình là đng bằng được hình thành cách đây không lâu. Đường bờ biển hiện nay chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây.Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.Tỉnh Thái Bình nằm trong đồng bằng Bắc bộ, có đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ, đồng thời có những nét riêng. Nhìn chung đất Thái Bình được bồi đắp từ phù sa của các dòng sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa. Trong đó vai trò bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng là chủ yếu. Quá trình bồi tụ diễn ra liên tục và từ từ, trải qua thời gian dài (hàng nghìn năm), kết hợp với gió bão, sóng biển, diễn biến thủy triều của biển Đông, nên ở đây địa hình thấp, bằng phẳng. Song hành với thời gian diễn ra sự bồi tụ của tự nhiên còn phải kể đến trí tuệ và sức lao động của con người sống trên mảnh đất này. Họ đã chống chọi với thiên nhiên (bão tố, ngập lụt, hạn hán…), cải tạo đất đai, san gò, lấp trũng để có được những cánh đồng thẳng cánh cò bay và quanh năm tươi tốt như ngày hôm nay. Thái Bình trở thành một trọng điểm lúa nước nằm trong vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.                                             Thái Bình nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ trừ một phần nhỏ nằm về phía đông bắc (phía đông huyện Quỳnh Phụ, phía Bắc huyện Thái Thụy) chịu ảnh hưởng của cả hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Phần còn lại chịu ảnh hưởng của hệ thống Sông Hồng, tức là đất phù sa bồi tụ hầu như toàn bộ diện tích toàn tỉnh đều do hệ thống sông Hồng đưa từ thượng nguồn về, kết hợp với phù sa sông Thái Bình bồi đắp tạo thành dải đất bằng phẳng, màu mỡ.Phần đất phía đông, gồm huyện Tiền Hải, Thái Thụy và một phần phía đông nam huyện Kiến Xương có thể coi là diện tích đất mới được bồi tụ, lắng đọng, phần còn lại nằm sâu trong đất liền phù sa được bồi đắp lâu ngày.Thái Bình có khoảng 50km bờ biển, đây là nguồn lợi đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và giao lưu buôn bán theo đường bờ biển, song đây cũng là mối hiểm họa của tự nhiên luôn thường trực đe dọa tính mạng, tài sản của cộng đồng dân cư (bão, thủy triều dâng cao, lốc xoáy…). Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn xâm nhập vào sâu đất liền gây thiệt hại của tự nhiên, người dân Thái Bình đã biết huy động trí tuệ, sức lực của mình đắp đê sông, đê biển; Cải tạo đồng ruộng, san ghềnh, lấp trũng, đào các hệ thống kênh mương chống úng ngập, tưới tiêu, dùng các biện pháp thủy lợi để thau chua, rửa mặn, biến các vùng đất mới được bồi đắp thành đồng ruộng tốt tươi, làng xóm trù mật.Diên tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Bình là 1.546km2, vào loại nhỏ so với các tỉnh trong toàn quốc, nhưng đã trở thành địa bàn sản xuất lúa gạo quan trọng của đất nước.Các nhân tố hình thành và phát triển địa hìnhNhóm các nhân tô nội sinhCác nhân tố nội sinh có vai trò quan trọng, tạo nên cơ sở vật chất ban đầu những đường nét cơ bản của địa hình. Nhóm này gồm ba nhân tố chính đó là: Vận động kiến tạo, kiến trúc địa chất và cấu tạo nhan thạch (kiến trúc hình thái).Vận động kiến tạoToàn tỉnh Thái Bình thuộc vùng đồng bằng thấp nằm trong vùng sụt võng Hà Nội. Mặc dù đồng bằng được thiết lập trên móng uốn nếp với nền đất đá kết tinh nhưng bị sụt lún vào cuối đại C sinh. Các chuyển động lún sụt mạnh nhất vào Mioxen, được lấp đầy các trầm tích dầy 40-60m với thành phần bột, sét, sét bột thuộc tướng bãi bồi sông hoặc hỗn hợp sông biển, hình thành trong điều kiện sóng yếu và dư thừa vật liệu hạt mịn.Hoạt động lún sụt diễn ra cách đây hàng 4-5 nghìn năm với biên độ 4 – 4,5m, khiến cho vùng đồng bằng Thái Bình có độ cao thấp, thấp hơn 3m đều bị ngập trong nước biển, tạo nên một trầm tích mới.Cấu trúc địa chấtTheo tài liệu mới nhất năm 2003 của Viện Địa lý(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thì đất Thái Bình có nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4000-6000 m, được phủ bởi các lớp trầm tích. Trên cùng là trầm tích phù sa hiện đại đang hình thành lớp phủ thổ nhưỡng dày 1-2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến đổi do được bồi đắp. Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống sông đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn. Những vùng trũng ở độ sâu 1-2m hay gặp xác thực vật. Đới ven biển được phủ bởi trầm tích Đệ Tứ dày tới 20m, chia làm 3 tầng:Tầng cuộn, sỏi, cát khô, xen xét sâu 100 đến 150-190mTầng cát mịn dưới dày từ 40-60m đến 100mTầng trên dày trên 40-60mQuá trình hình thành và phát triển của châu thổ là sự tng hòa của các yếu tố sông – biển. Xen kẽ các dải phù sa là các cồn cát có dạng hình nan quạt hay cánh cung cong ra biển. Các vùng này bị lấp bằng do tác động của nước và gió.Nhóm các nhân tố ngoại sinhCác nhân tố ngoại sinhđóng vai trò quyết đinh các kiểu địa hình hiện có của Thái Bình. Các nhân tố ngoại sinh bao gồm yếu tố khí hậu và hoạt động của con người.Tác động của khí hậu: Tỉnh Thái Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC, lượng mưa trên dưới 1.900mm, độ ẩm cao trên 85%. Trong điểu kiện khí hậu như vậy, quá trình phong hóa vật lý và hóa học diễn ra mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho các quá trình chuyển hóa và lắng đọng các vật liệu xói mòn được đưa từ thượng nguồn các sông mang về, tạo nên các vùng đất đai của Thái Bình.Tác động của nước: Một yếu tố quan trọng nữa góp phần tạo nên địa hình của Thái Bình là sóng, dòng chảy của biển Đông.Sóng và dòng chảy của biển có tác dụng đưa phù sa vào gần bờ và lắng đọng thành các cồn, bãi, chỗ cao, chỗ thấp khác nhau; Trải qua thời gian dài, chúng được bồi đắp cao dần lên tạo ra địa hình ven biển có hình nan quạt hướng ra biển.Tác động của sinh vật: Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc chắn sóng, cố định phù sa, giúp cho quá trình bồi tụ diễn ra nhanh chóng.Hoạt động của con người: Đây là yếu tố quan trọng nhất làm thay đổi địa hình qua từng thời kỳ lịch sử đất Thái Bình. Bàn tay lao động của con người đã làm thay đổi địa hình ban đầu, tạo ra địa hình như ngày nay thông qua việc đào sông ngòi, kênh mương, đắp đường sá, đê điều và lập ra các khu dân cư, ruộng vườn.Các kiểu địa hìnhVề tổng thể, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển. Các độ cao trên 3m được thiết lập là do con người tạo nên bởi việc đắp đê ngăn nước của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa, sông Thái Bình, đê ngăn nước biển và một số cồn cát sát biển Đông. Phần nội đồng có diện tích lớn tương đối bằng phẳng. Độ cao của các vùng trong tỉnh cũng có sự chênh lệch tuy không lớn, song nó quyết định việc trồng cấy, việc xây dựng công trình, đường sá, nhà cửa và các công trình dân dụng khác. Trong lĩnh vực thủy lợi, dựa vào sự chênh lệch về độ cao của các vùng để tính toán xây dựng các công trình tưới tiêu hợp lý và khoa học. Cùng với chất đất, độ cao của từng vùng cũng quyết định đến hướng canh tác của từng đối tượng cây trồng (cây lúa nước hay trồng màu).Nhìn vào bản đồ địa hình của tỉnh Thái Bình, nếu các đường đồng mức với độ chênh 1m, ta thấy chỉ có khoảng 4 đường cong. Nhìn bao quát trên bản đồ thì đất Thái Bình dốc từ tây bắc xuống đông nam. Cụ thể là vùng phía bắc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, phía tây huyện Vũ Thư có địa hình tương đối cao. Vùng phía nam huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Đông Hưng và và một phần huyện Thái Thụy có độ cao thấp hơn. Vùng ven biển lại có địa hình cao hơn so với vùng giữa, vùng này bao gồm phía đông nam huyện Thái Thụy, các xã ven biển của huyện Tiền Hải.Sông Trà Lý chạy dài từ tây bắc xuống đông nam chia Thái Bình thành hai khu:Khu bắc Thái Bình, gồm các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy.Khu Nam Thái Bình, gồm phần lớn thành phố Thái Bình; Các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải.Khu bắc Thái Bình: Có địa hình cao ven sông Hồng, sông Luộc, thấp dần về phía đông nam rồi lại cao dần lên ở dải đất ven biển (từ cửa sông Trà Lý đến cửa sông Thái Bình và một dải đất cao phía nam sông Hóa.Khu nam Thái Bình có đặc điểm địa hình cao ở phía tây bắc, nơi ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý rồi dốc dần về phía đông nam. Thấp nhất là đoạn giữa và cao dần lên ở đoạn cuối ven biển.Các khu vực địa hìnhCó thể chia địa hình Thái Bình thành các khu nhỏ như sau:Loại hình ven sôngLoại hình đất cao phía tây bắcLoại hình đất thấp ven sông HóaLoại hình đất trũng ở giữa tỉnhLoại hình đất tương đối cao ven biểnLoại hình ven sông là đất sa bồi ven sông nằm ngoài đê. Ở Thái Bình,loại hình đất này không nhiều, gồm một dải đất hẹp ven sông Hồng thuộc các huyện Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải. Một dải đất hẹp nằm về phía hữu ngạn sông Luộc thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, nhiều nhất là hai xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lâm và một số diện tích hẹp nằm dọc theo sông Hóa thuộc huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy. Cuối cùng là dải đất hẹp chạy dọc theo sông Trà Lý. Loại hình ven sông này tương đối cao và bằng phng, màu mỡ.Vùng đất cao nhất nằm ở phía Tây bắc tỉnh, thuộc các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, phía bắc huyện Vũ Thư và một phần huyện Đông Hưng. Vùng đất này có tầng đất dày, màu mỡ.Loại hình thấp ven sông Hóa chạy dài từ khuỷu sông Luộc và ven sông Hóa. Còn một phần huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy, một phần huyện Đông Hưng là vùng đất thấp, địa hình không bằng phẳng, đất kém màu mỡ.Loại hình đất thấp nằm ở trung tâm của tỉnh có đất đai bằng phng, khá phì nhiêu nhưng thường hay gặp ngập úng (phía đông nam huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương, phía bắc huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng)Địa hình tương đối cao ven biển gọi là vùng tiếp giáp biển, gồm các xã phía đông, nam huyện Tiền Hải, đông nam huyện Thái Thụy. Đây là vùng đất cao,chịu tác động trực tiếp của sóng gió biển Đông.Đáng chú ý là những dải đất cao ven bin có địa hình đặc biệt tạo thành vành đai ven biển. Đất đai được sóng, gió biển Đông tác động, một số nơi tạo thành cồn cát cao (tối đa 3-4m). Đặc biệt từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt, dải đất cao ven biển có chỗ rộng vài ba km chúng xen kẽ với đất trũng. Tại một số địa phương thuộc huyện Thái Thụy có những cồn cát cao dài hàng chục km, rộng 1-2km.Sự hình thành vành đai ven biển có thể theo một quá trình như sau:Ban đầu phù sa các sông lớn chạy ra biển gặp thủy triều dâng cao, tốc độ chảy chậm lại, và chuyển hướng dòng chảy (sông Hồng ra cửa Ba Lạt có hướng chảy tùy theo mùa,lúc sang trái, lúc sang phải chạy men theo bờ biển, kết hợp với sóng biển phù sa được lắng đọng lâu dần chúnghình thành các bãi, cồn nổi dần lên. Bình thường các bãi mới hình thành khi thủy triều dâng cao ta không nhìn thấy, khi thủy triều rút chúng lộ dần ra. Trải qua thời gian dài, các loài thực vật ngập mặn mọc lên (sú vẹt), các cồn cát phù sa được lắng đọng tạo thành các dải đất rộng lớn cao dần lên. Dưới sự tác động của con người, phù sa bồi đắp đến đâu, người ta lại quai đê chắn sóng, ngăn nước, lấn biển tới đó. Trải qua quá trình lao động của con người: Thau chua, rửa mặn, cải tạo bề mặt của những cồn bãi, đã biến chúng thành đồng ruộng như hiện nay. Điều đó được chứng minh rất rõ ỏ vùng sâu cách biển 10-15km hoặc hơn nữa của huyện Tiền Hải, Thái Thụy chỉ cần đào sâu xuống 1-2m đã thấy cát đen, lẫn xác động vật thực vật biển (vỏ sò, xác thực vật, vảy mi ca..)Quá trình hình thành các cồn cát ven biển hiện nay vẫn đang tiếp diễn.

    Trả lời

Viết một bình luận