Tìm hiểu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài (chi tiết)?

By Alexandra

Tìm hiểu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài (chi tiết)?

0 bình luận về “Tìm hiểu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài (chi tiết)?”

  1. Thuế giá trị gia tăng là một dạng thuế thương vụ hoặc là thuế hàng hóa và dịch vụ.

    Thuế thu nhập là thuế đánh vào thư nhập vào cá nhân. Thuế thu nhập là nguồn thu chính của chính quyền trung ương.

    Thuế môn bài là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hằng năm dựa vào điều lệ được ghi vào giấy phép kinh doanh.

    Trả lời
  2. mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

    –           Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.

    –           Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm

    –           Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm

    Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.

    Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là: Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

    *Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

    Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

      –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. (Tham khảo ví dụ 1).

      –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

    Trả lời

Viết một bình luận