Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế chính trị văn hoá xã hội ở địa phương em (Tuy tớ vs các bạn kh cùng địa phương nhưng các bạn cứ trình bày kiểu theo

By Reagan

Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế chính trị văn hoá xã hội ở địa phương em (Tuy tớ vs các bạn kh cùng địa phương nhưng các bạn cứ trình bày kiểu theo 1 cái form để mình bám theo nhé :> Cảm ơn ^^)

0 bình luận về “Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế chính trị văn hoá xã hội ở địa phương em (Tuy tớ vs các bạn kh cùng địa phương nhưng các bạn cứ trình bày kiểu theo”

  1. Mười hai năm qua, với sự nỗ lực và ý chí phấn đấu của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc anh em trong tỉnh, kinh tế Bình Phước liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, nhất là 3 năm gần đây. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2008 đạt 4.887,2 tỉ đồng, bằng 98,14% kế hoạch đề ra đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2008 đạt 14,29% (mục tiêu tăng bình quân 14% – 15%). Năm 2006 tăng 14,37%, năm 2007 tăng 14,2% và năm 2008 tăng 14,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với hàng xuất khẩu; đầu tư đưa lưới điện quốc gia phủ khắp 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh với 83% số hộ gia đình sử dụng điện…

    Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường, dân trí ngày càng nâng lên. 100% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; 82,35% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (tính đến hết năm 2008). Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện. Số giường bệnh đạt 18 giường/vạn dân; số bác sĩ là 5,2/vạn dân; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ là 64%.

    Công tác xóa đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo đầu tư, thực hiện việc lồng ghép các chương trình, dự án với xóa đói, giảm nghèo; tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn, đẩy mạnh công tác khuyến nông, giải quyết việc làm. Đến cuối năm 2008 Bình Phước giảm được 11.933 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,2% năm 2005 xuống còn 6,3% năm 2008 (mục tiêu năm 2010 còn 5%).

    Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở không ngừng được củng cố. Công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Số lượng đảng viên từ 8.848 năm 1997, tăng lên 18.354 năm 2008; số tổ chức cơ sở đảng từ 356 tăng lên 586.

    Quốc phòng, an ninh được bảo đảm và ngày càng vững mạnh. Công tác đối ngoại ngày càng được tăng cường, Bình Phước đã cùng với các tỉnh của nước bạn Cam-pu-chia xây dựng tốt đường biên giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

    Tiếp tục phát huy truyền thống “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, cùng với cả nước vượt qua mọi khó khăn thách thức, Đảng bộ và nhân dân Bình Phước tự hào về những thành tựu đạt được sau mười hai năm tái lập tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, Bình Phước vẫn còn nhiều yếu kém như: cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm; công tác quản lý, bảo vệ đất đai, lâm nghiệp còn một số hạn chế, chậm được khắc phục; đầu tư kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng nông thôn mới; công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nhân dân, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp của địa phương; việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa đạt yêu cầu… Nhìn chung, dù có nhiều tiến bộ nhất định trong từng lĩnh vực, nhưng tỉnh vẫn chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân hạn chế, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: Trong những nguyên nhân tác động, dẫn đến yếu kém, có nguyên nhân do chủ quan, chưa lường hết những khó khăn khi xây dựng nghị quyết

    Trả lời

Viết một bình luận