Tìm tiểu sử của những vị anh hùng nhỏ tuổi sau: 1.Kim Đồng 2.Lý Tự Trọng 3. Võ Thị Sáu Cho biết điểm chung giữa họ là gì? Quan s

By Samantha

Tìm tiểu sử của những vị anh hùng nhỏ tuổi sau:
1.Kim Đồng
2.Lý Tự Trọng
3. Võ Thị Sáu
Cho biết điểm chung giữa họ là gì?
Quan sát, hãy giới thiệu vài nét của nhà văn”Tố Hữu”
Nêu xuất xứ về bài thơ “Lượm”

0 bình luận về “Tìm tiểu sử của những vị anh hùng nhỏ tuổi sau: 1.Kim Đồng 2.Lý Tự Trọng 3. Võ Thị Sáu Cho biết điểm chung giữa họ là gì? Quan s”

  1. 1. Kim Đồng(1929-15/2/1943)

         Tên thật của anh là Nông Văn Dèn(một số sách báo ghi nhầm là Nông Văn Dền). Là một chàng thanh niên dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Truờng Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là ngừoi đội truởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

    2. Lý Tự Trọng(20/10/1914-20/11/1931)

        Ông sinh tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan. Quê gốc của ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ ông là Nguyễn Thị Sờm, đều là ngừoi Việt kiều sống ở NaKhon, họ gốc của ông là Lê Hữu song đến đời ông thì đuợc dặt thành Lê Văn

    3. Võ Thị Sáu(1933-23/1/1952)

         Là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Nguyên quán ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam

    ———————————————————————————

     Giữa họ có những điểm chung là đều tham gia hết mik vào cuộc kháng chiến đánh đổi tự do cho Việt Nam và đều bị giặc hành hung cho đến chết khi chưa đến tuổi 20

    ———————————————————————————-

    Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đông thời ông cũng là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành

    ———————————————————————————–

    Bài thơ” Luợm” đuợc nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt

                   ÒωÓ xin hay nhất, làm khổ lắm lun

    Trả lời
  2. 1.Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dèn. Dèn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là Tiền. Một số sách báo đội mũ cho chữ Dèn thành chữ Dền, tuy nhiên Dền không có nghĩa gì cả. Có thể khi sinh Dèn, cha mẹ Dèn mong đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống tốt, có nhiều tiền bạc nên mới đặt tên như vậy. Ngoài ra cái tên Dèn còn mang ý nghĩa là đứa con yêu, đứa con quý như tiền bạc vậy.[1]

    Cha của Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) bị nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.

    Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là một phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản, là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc. Sức khỏe bà rất yếu nên từ nhỏ Kim Đồng đã phải làm nhiều việc của người lớn, điều đó sớm hình thành trong Kim Đồng những tính cách của người lớn như: Quyết đoán, năng động, không ngại khó, dũng cảm,…

    Kim Đồng có hai chị gái, một anh trai và một em gái. Chị gái cả tên là Nông Thị Nhằm. Lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh thường được gọi là Kinh Xình, nhà anh Kinh Xình là nơi hội họp, đón tiếp, bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong ngôi nhà này, ngày 14/2/1943, lãnh đạo chủ chốt Châu uỷ Hà Quảng họp, nhờ hành động dũng cảm của Kim Đồng mà thoát cả lên núi phía sau nhà. Chị gái thứ hai là Nông Thị Lằng cũng lấy chồng trong làng. Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Để anh Phục Quốc có điều kiện hoạt động cách mạng, 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh đi làm phu, chặt cây, trồng cỏ ở đồn Sóc Giang. Em gái là Nông Thị Sấn, xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.

    Kim Đồng đã cùng đồng đội làm

    Bia mộ anh Kim Đồng nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.

    2. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 [1] tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon – Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

    Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn. Ông có đông anh chị em gồm: Lê Văn Đại, Lê Văn Tăng, Lê Văn Năng, Lê Thị Sáu, Lê Thị Bảy,…

    Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là “Ông Nhỏ”.

    3.Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[2] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[2]

    Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị xã Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

    – họ đều yêu nước 

    Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.

    Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937 – 1938. Tháng 8 – 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.

    Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (kháo IV và V), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Cùng với hoạt động chính trị, Tố Hữu vẫn sáng tác thơ đều đặn. Với tư cách một hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), ngoài phụ trách chuyên môn công tác văn nghệ và tập huấn của Đảng, Tố Hữu còn phát biểu nhiều ý kiến về văn học nghệ thuật, chỉ đạo phong trào văn nghệ của đất nước trong một thời gian dài.

    Tố Hữu nhận được các giải thưởng văn học lớn:

    + Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (Tập thơ Việt Bắc).

    + Giải thưởng Văn học ASEAN (1966).

    + Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).
      Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.

    bài thơ “Lượm” được sáng tác vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà thơ Thố Hữu

    Trả lời

Viết một bình luận