tính chất hóa học của oxit axit là gì tính chất hóa học của oxit bazơ là gì ai giúp mình dc ko ạ em cảm ơn

By Jasmine

tính chất hóa học của oxit axit là gì
tính chất hóa học của oxit bazơ là gì
ai giúp mình dc ko ạ em cảm ơn

0 bình luận về “tính chất hóa học của oxit axit là gì tính chất hóa học của oxit bazơ là gì ai giúp mình dc ko ạ em cảm ơn”

  1. Lời giải:

    *tính chất hóa học của oxit axit là gì:

    .1 Tính tan

    Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.

    Ví dụ:

    SO3 + H2O → H2SO4

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

    N2O5 + H2O → 2HNO3

    SO2 + H2O→ H2SO3

    2. Oxit axit tác dụng với nước H2O

    Đa số các loại oxit axit khi tác dụng với nước H2O sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2. 

    SO3 + H2O → H2SO4

    CO2 + H2O→ H2CO (Phản ứng thuận nghịch)

     

    3.Tác dụng với oxit bazo tan để tạo ra muối

    Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

    SO3 + CaO -> CaSO4

    P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4

    4.Tác dụng với bazơ tan

    Bazo tan là bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazo tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

    P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

    Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.

    Gốc axit tương ứng có hoá trị II

    Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit  là 1: Phản ứng tạo muối axit

    NaOH + SO2→ NaHSO3 

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hoà

    2KOH + SO3 → K2SO3 +H2

    Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hoà

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit

    SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3 

    Đối với axit có gốc axit hoá trị III

    Đối với kim loại có hoá trị I:

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 6:

    P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 4:

    P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O

    Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2:

    P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4

    5.Oxit lưỡng tính 

    Là loại oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ để tạo muối và nước.

    Ví dụ: Al2O3, ZnO.

    6.Oxit trung tính

    Đây là oxit không phản ứng với nước để tạo bazơ hay axit, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.

    Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,..

    *tính chất hóa học của oxit bazơ là gì

    1) Oxit bazo tác dụng với nước

    – Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;… tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2

    • Oxit bazơ + H2O → Bazơ

    Na2O + H2O → 2NaOH

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    BaO + H2O → Ba(OH)2

    2) Oxit bazo tác dụng với axit

    – Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

    • Oxit bazơ  + axit  → muối + nước

    Ví dụ:

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

    Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

    3) Oxit bazo tác dụng với oxit axit

    – Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

    • Oxit bazơ  + Oxit axit  → muối

    Na2O + CO2 → Na2CO3

    CaO + CO2 → CaCO3↓

    BaO + CO2 → BaCO3↓

    Chú ý chết người!!: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit

                                                    

                                                  —The end—

    #minhanhlkj

    #Olympia

    Trả lời

Viết một bình luận