“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

By Delilah

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong
bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn
phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải
ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người
đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu hỏi 1:
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt
chính nào?
Câu 2:
Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào?
Câu 3:
Tìm và cho biết ý nghĩa của các quan hệ từ có trong đoạn văn trên?
woa xin hãy giúp mk

0 bình luận về ““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín”

  1. Câu hỏi 1 :

    Đoạn văn trên trích từ văn bản ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” của chủ tịch Hồ Chí Minh . Phương thức biểu đạt chính là nghị luận .

    Câu hỏi 2 :

    – Câu rút gọn trong đoạn trích :

    + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

    – Rút gọn thành phần chủ ngữ .

    Câu hỏi 3 :

    – Quan hệ từ : Như , nhưng , là , của , cũng , để.

    – Ý nghĩa : Làm cho lời văn thêm hấp dẫn và lôi cuốn người đọc người nghe đồng thời làm các câu văn có sự liên kết chặt chẽ và mạch lạc hơn .

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Đoạn văn trên được trích từ văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

    Tác giả Hồ Chí Minh

    PTBĐ:Nghị luận

    Câu 2:

    Câu rút gọn :

    “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy”

    ->Lược bỏ Chủ Ngữ

    “Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

    ->Lược bỏ Chủ Ngữ

    “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

    ->Lược bỏ Chủ Ngữ

    Câu 3:

    Quan hệ từ:

    “Nhưng”

    ->Ý chỉ sự tương phản

    “đều”

    ->Ý nghĩa:Ý chỉ sự đẳng lập

    @ Plinhtuha2

    Trả lời

Viết một bình luận