“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

By Isabelle

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều
được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh
đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công
cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính
của đoạn văn là gì?
Câu 2: Xác định câu rút gọn trong đoạn trích trên, cho biết rút gọn thành phần nào và
nêu tác dụng?
Câu 3: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta” tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp
theo trình tự như thế nào?
Câu5: Từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng yêu nước
của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu.

0 bình luận về ““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín”

  1. Câu 1:

    Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    Tác giả: Hồ Chí Minh

    Phương thứ biểu đạt: Nghị luận

    Câu 2:

    Câu rút gọn: – Có khi được trưng bày trong tủ kính, rõ ràng dễ thấy.

                          – NHưng cũng có khi cất giấu kín dáo trong rương, trong hòm.

                          – Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

    Rút gọn thành phần : Chủ ngữ

    Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn và tránh lặp từ

    Câu 3:

    Phép liệt kê: 

    – Trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, trong rương, trong hòm.

    + Bổn phận của chúng ta là giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo

    + Bổn phận của chúng ta là làm những thứ kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày

    Câu 4:

    • Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:
    • Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…
    • Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương…”.
    • Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)

    Câu 5:

                                       Bài làm

      Từ những ngày thơ cắp sách đến trường, chúng ta ai cũng đều được lắng nghe “Năm điều bác Hồ dạy”. Lời bác dặn với triệu triệu em thơ như còn mãi vang vọng với non sông. “Yêu Tổ quốc” là lời đầu tiên Bác nhắc nhở, đó là tình yêu với quê hương đất nước. Tình yêu ấy được hình thành trong mỗi người và lớn dần theo năm tháng. Đó là tình yêu với mảnh đất chôn rau cắt rốn, với mái nhà nhỏ nơi có gia đình rộn rã tiếng cười. Tình yêu ấy là hình ảnh về quê hương, nơi có mảnh vườn đầy hoa trái, có dòng sông xanh thanh bình và cả bầu trời trong xanh lộng gió, nơi tôi thả diều mỗi chiều trên triền đê xanh mướt. Khi lớn lên, ta hiểu được tình yêu nước còn là sự cố gắng của bản thân để làm những việc có ích cho đất nước. Điều đó thể hiện bằng sự nỗ lực học tập để ngày mai cống hiến. Bởi đất nước có phát triển giàu mạnh, phồn vinh mới có thể sánh vai cùng các cường quốc trên trường quốc tế. Tình yêu đó còn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu nền văn hóa với bạn bè quốc tế để mọi người hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Hay bạn có thể tham gia các phong trào tình nguyện, dọn dẹp phố phường sạch đẹp, trồng thêm nhiều cây xanh để không khí trong lành, để mỗi nơi trên đất nước mình được phủ thêm màu xanh. Yêu nước là tình yêu nồng nàn trong trái tim mỗi người và cũng là truyền thống quý báu của dân tộc. Hãy yêu nước bằng trái tim chân thành và hành động thiết thực vì đất nước.

    Cho mik xin hay nhất đc khum ạ???

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    Tác giả: Hồ Chí Minh

    Phương thứ biểu đạt: Nghị luận

    Câu 2:

    Câu Rút gọn:

    Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm

    Rút gọn thành phần : chủ ngữ

    Tác dụng: giúp cho câu văn dễ hiểu, tránh lặp từ.

    Câu 3:

    Phép liệt kê: 

    – Trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, trong rương, trong hòm.

    – Bổn phận của chúng ta là giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.

    – Bổn phận của chúng ta là làm những thứ kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

    Câu 4

    Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:

    Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

    Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương…”.

    Câu 5

    Ngày xưa thì lòng yêu nước được thể hiện qua dũng cảm đi xung phong đấu tranh bảo vệ đất nước. Còn lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay thì sao? Ngày nay đất nước đã được độc lập còn người cũng không phải cần mang súng đi đánh trận. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay đơn giản hơn, ít nguy hiểm hơn. Đó chính là chúng ta phải cố gắng học thật giỏi, rèn luyện bản thân, không làm những chuyện phi pháp nếu đang còn ngồi ghế nhà trường. Còn đối với những ai đã lớn thì cống hiến tài năng, sức lực sự sáng tạo của mình cho đất nước. Bạn thấy nó có khó không? Hãy luôn nuôi dưỡng lòng yêu nước của chúng ta nhé và nó bắt đầu từ tình yêu quê hương đó.

    Bạn tham khảo nha.

    Trả lời

Viết một bình luận