Tóm tắt diễn biến của phong trào Tây Sơn từ năm 1771-1792

By Vivian

Tóm tắt diễn biến của phong trào Tây Sơn từ năm 1771-1792

0 bình luận về “Tóm tắt diễn biến của phong trào Tây Sơn từ năm 1771-1792”

  1. Đầu năm 1771: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).
    Tháng 9-1773: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
    Giữa năm 1774: Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
    Năm 1777: Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

    Tháng 1-1785: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
    Tháng 6-1786: Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong
    Ngày 21-7-1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
    Giữa năm 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.
    Tháng 12-1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
    Năm 1789: Quang Trung đại phá quân Thanh

    Trả lời
  2. 1773: Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.

    1774: Nghĩa quân kiểm soát từ Q.Nam đến Bình Thuận.

    1776-1783: Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.

    1777: Chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.

    1/1785: Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi quyết chiến-> Quân Xiêm đại bại.

    1786: Nguyễn Huệ đánh vào thành Phú Xuân-> Quân Trịnh bị tiêu diệt-> Giải phóng toàn bộ đàng Trong.

    1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long-> Chúa Trịnh bị bắt, nộp cho quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ giao chính quyền đàng Ngoài cho vua Lê.

    1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Quân.

    1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, tiến quân ra Bắc tiêu diệt quan Thanh.

    30 Tết/1788: Nghĩa quân diệt sông Gián Khẩu.

    3-5 Tết/1789: Thắng trận Hà Nội, Ngọc Hồi-> Tiến vào Thăng Long

    1792, Quang Trung chuẩn bị một cuộc tấn công lớn vào Gia Định nhằm tiêu diệt thế lực Nguyễn Ánh được tư bản Pháp ủng hộ mà ông coi là “cái thây ma Gia Định” và tuyên bố “đánh bại quân giặc dễ như bẻ gãy cành khô củi mục”, thu hồi lại các vùng đất phía nam “trong nháy mắt” (Hịch gửi quan lại và quân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn). Ngày 10-7 năm Quang Trung thứ 5 (27-8- 1792), Quang Trung đã truyền hịch kêu gọi nhân dân hai phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn tham gia, hưởng ứng cuộc tiến công qui mô lớn này, nhưng chiến dịch chưa kịp thực hiện thì ngày 29-7 năm đó (giờ tý tức nửa đêm ngày 15 sang ngày 16 tháng 9 năm 1792) Quang Trung từ trần đột ngột.

    ->KL: Thời gian canh tân dựng nước quá ngắn ngủi (1789- 1792) nên sự nghiệp của người anh hùng đành dang dở, để lại một tổn thất lớn lao cho lịch sử Tây Sơn và cho cả dân tộc.

    Ctlhn nha

    Trả lời

Viết một bình luận