Trình bày đặc điểm sau của khu vực bắc mí với Trung và Nam mí – Địa hình – Khí hậu – Sự phân bố dân cư và giải thích – Đặc điểm phát triển công ng

By Kinsley

Trình bày đặc điểm sau của khu vực bắc mí với Trung và Nam mí
– Địa hình
– Khí hậu
– Sự phân bố dân cư và giải thích
– Đặc điểm phát triển công nghiệp và nông nghiệp
– Các tổ chức kinh tế khu vực

0 bình luận về “Trình bày đặc điểm sau của khu vực bắc mí với Trung và Nam mí – Địa hình – Khí hậu – Sự phân bố dân cư và giải thích – Đặc điểm phát triển công ng”

  1. Bắc Mĩ:

    – Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:

         + Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc – đi – e, cao trung bình từ 3000 -> 4000 m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên.

          + Ở giữa là vùng đồng bằng rộng lớn, tựa như lòng máng khổng lồ.

          + Đồng bằng trung tâm

          + Đồng bằng duyên hải Mê – hi – cô

          + Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương

          + Phía Đông là miền núi già Apalat và các sơn nguyên.

    – Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa: 

          + Theo chiều ( Bắc – Nam ), Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

          + Theo chiều ( Đông – Tây ): bờ Tây của Bắc Mĩ có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc; bờ Đông của Bắc Mĩ có khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê – hi – cô.

          + Ngoài ra còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình.

    * Nguyên nhân: 

         + Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15 độ Bắc nên tạo ra sự phân hóa Bắc Nam.

         + Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển.

         + Do ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh.

    – Dân cư Bắc Mĩ:

         + Dân số: 415, 1 triệu người.

         + Dân cư phân bố không đồng đều, có sự khác nhau giữa phía Tây và phía Đông, giữa miền Bắc và miền Nam.

         + Dân cư tập trung đông ở phía Nam hồ lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

    – Đặc điểm nền nông nghiệp Bắc Mĩ:

         + Nền nông nghiệp đạt trình độ cao và có sự khác biệt giữa các nước.

          * Hoa Kì và Canada là 2 nước xuất khẩu nông sản

          * Mê – hi – cô có trình độ thấp hơn

         + Hạn chế: giá thành cao, sử dụng nhiều phân bón và các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường.

         + Nguyên nhân của sự phân hóa: do sự phân hóa các điều kiện tự nhiên từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông đã ảnh hưởng tới sự phân hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

    – Các ngành công nghiệp Bắc Mĩ:

        + Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là: sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa, ….

       + Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là ngành hàng không vũ trụ.

    Trung và Nam Mĩ:

    – Eo đất Trung Mĩ: 

        + Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc – đi – e, địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên có nhiều núi lửa hoạt động.

    – Khu vực Nam Mĩ: 

        * Cấu trúc địa hình chia làm 3 khu vực: 

        + Phía Tây: hệ thống núi trẻ An – đét, độ cao 3000 -> 50000 m. 1 số đỉnh núi cao trên 6000 m.

        + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: Amadôn, Lanôt, Laplata, Pampa.

        + Phía Đông gồm các sơn nguyên và cao nguyên

           Cao nguyên: Patagôni

           Sơn nguyên: Braxin, Guyan

    – Khí hậu Trung và Nam Mĩ:

         + Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam, lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía Tây nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

        + Vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam, vừa theo chiều Đông – Tây lại có sự phân hóa từ tháp lên cao.

       * Sự khác nhau về khí hậu giữa lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti.

        + Nam Mĩ có nhiều đới và kiểu khí hậu.

        + Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti chủ yếu là khí hậu nhiệt đới và khí hậu cận xích đạo.

    – Dân cư Trung và Nam Mĩ: 

        + Dân cư phần lớn là người lai, có nền văn hóa La Tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh Điêng, Phi và Âu.

        + Dân cư phân bố ko đồng đều: chủ yếu tập trung ở ven biển, của sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở vùng trong nội địa.

        + Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình của môi trường sinh sống.

        + Dân cư có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7%.

    – Nền nông nghiệp Trung và Nam Mĩ: 

        + Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.

        + Có 2 hình thức sản xuất chính trong nông nghiệp: tiểu điền trang và đại điền trang.

        * Sự bất hợp lí: người nông dân chiếm số đông nhưng lại sở hữu rất ít ruộng đất, phần lớn nông dân ko có ruộng, phải đi làm thuê. Đất đai phần lớn nằm trong tay các đại điền chủ và các công ty nước ngoài.

        * Hậu quả: Sự phân chia đất đai ko công bằng đã kiềm hãm sự phát triển nông nghiệp. Nông dân ko có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị trói buộc vào các đại điền trang: xuất khẩu nông sản nhiệt đới nhưng phải nhập khẩu lương thực.

    – Nền công nghiệp Trung và Nam Mĩ: 

       + Phân bố không đều.

       + 4 nước có nền kinh tế phát triển nhất Trung và Nam Mĩ là Braxin, Ac – hen – ti – na, Chi – lê, Vê – nê – xu – ê – la.

       + Các nước khu vực An – đét và eo đất Trung Mĩ: phát triển công nghiệp khai khoáng phục vụ xuất khẩu.

       + Các nước trong vùng Ca – ri – bê phát triển công nghiệp chế biến thực oham63 và sơ chế nông sản.

     MÌNH LÀM CÒN SAI SÓT GÌ MONG BẠN BỎ QUA NHÉ ! CHÚC BẠN HỌC TỐT NÈ !!!

     

    Trả lời

Viết một bình luận