Trình bày diễn biến của phong trào cần vương

By Piper

Trình bày diễn biến của phong trào cần vương

0 bình luận về “Trình bày diễn biến của phong trào cần vương”

  1. a. Diễn biến

    Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

    * 1885-1888:

    – Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

    Quảng cáo

    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….

    – Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

    – Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

    * 1888-1896:

    – Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

    – Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    – Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

    – Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua
    Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt
    mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh
    Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu
    là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy
    do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao
    Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo… Phong trào vẫn tiếp tục
    phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm
    dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895. 
    -Diến biến: 
    – Diễn biến
    + 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân
    dân cùng chống Pháp
    + gd1(1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và
    Bắc Kì
    + gd2(1889-1896): quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức
    cao hơn
    – Kết quả
    + (11/1888): Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri
    + (1889-1896): Có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
    – Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong cuộc chiến chống thực dân

    trinh-bay-dien-bien-cua-phong-trao-can-vuong

    Trả lời

Viết một bình luận