trình bày nguyên nhân,diễn biến,ý nghĩa của những cuộc pháp kiến lớn về địa lý. Giúp mk nha.Xong mk cho điểm.

By Samantha

trình bày nguyên nhân,diễn biến,ý nghĩa của những cuộc pháp kiến lớn về địa lý.
Giúp mk nha.Xong mk cho điểm.

0 bình luận về “trình bày nguyên nhân,diễn biến,ý nghĩa của những cuộc pháp kiến lớn về địa lý. Giúp mk nha.Xong mk cho điểm.”

  1. Nguyên nhân:

    -Do nhu cầu phát triển sản xuất

    – Kĩ thuật hàng hải phát triển

    Diễn biến:

    B. Đi-a-xơ đến Nam Phi (1487)

    Va-xcô đơ Ga-ma đến ẤN Độ (1492)

    PH.Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1522)

    Ý nghĩa: nó thúc đẩy thương nghiệp phát triển đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản ở Châu Âu.

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

    – Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

    – Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

    – Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu… là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

    Diễn biến:

    B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

    – C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

    – Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

    – Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

    + Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

    c) Ý nghĩa:

    – Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

    – Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. 

    – Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

    – Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

    Trả lời

Viết một bình luận