Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn DU ( Ngắn thôi nha )

By Reese

Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn DU
( Ngắn thôi nha )

0 bình luận về “Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn DU ( Ngắn thôi nha )”

  1. Sinh7 tháng 4, 1765
    Nghi Xuân, Hà TĩnhMất16 tháng 9, 1820 (54 tuổi)
    Bút danhTố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồCông việcNhà Lê trung hưng:
    Chánh thủ hiệu (Thái Nguyên)
    Nhà Nguyễn:
    Lễ bộ hữu Tham tri
    Chánh sứ đi Yên KinhQuốc tịch

    Đại NamTác phẩm nổi bậtTruyện Kiều

    Vợ Đoàn Nguyễn Thị Huệ

    khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.Năm Mậu Tuất 1778, khi 12 tuổi, thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần mất. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi)Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

    Trả lời
  2. Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điển, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê – Trịnh. Cha là Nguyền Nghiễm từng làm Tể tướng; anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phù Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chi đỗ ‘Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc”.

             Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

    “Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

    Sõng Rum hết nước, họ này hết quan”.

             Nguyễn Du chi làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê – Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quẽ vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua  mườỉ năm gió bụi”, có lúc ốm đau khóng có thuốc, mái lóc sớm bạc. Ông tự xưng là “Hổng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng), “Nam Hải điếu đồ” (Người câu cá ở biển Nam Hải):

    “Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

    Đò Cài mấy trượng là lòng bây nhiên!”.

             Năm 1802, Gia Long triệu Nguyền Du ra làm quan. Chi trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đinh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quổc (1813-1814). giữ chức Hữu Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đời.

             Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm. về chữ Hán có 3 tập thơ:

    –  Nam trung tạp ngâm.

    –  Bắc hành tạp lục.

    –  Thanh Hiên thi tập.

    Về thơ chữ Nôm có:

    –  Truyện Kiều.

    –  Văn chiêu hồn.

             Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta:

    “Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày “.

    {“Kính gửi Cụ Nguyễn Du” – Tô’ Hữu)

    Trả lời

Viết một bình luận