trình bày những thành tựu văn hoá trung quốc thời phong kiến ?liên hệ với nước ta

By Sadie

trình bày những thành tựu văn hoá trung quốc thời phong kiến ?liên hệ với nước ta

0 bình luận về “trình bày những thành tựu văn hoá trung quốc thời phong kiến ?liên hệ với nước ta”

  1.  Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.

    – Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường.

    * Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

    * Văn học:

    – Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

    – Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

    * Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

     Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

    – Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,…

    – Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

    * Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

    * Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… còn được lưu giữ đến ngày nay.

    Trả lời
  2. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến:

    * Về tư tưởng:

    – Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.

    – Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường.

    * Lịch sử: người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước (Sử quán) được thành lập.

    * Văn học:

    – Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

    – Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

    * Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

     Cửu chương toán thuật nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau.

    – Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi,…

    – Có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đầu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

    * Về kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

    * Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… còn được lưu giữ đến ngày nay.

    Liên hệ nước ta : Nước ta cũng có rất nhiều thành tựu văn hóa đáng khen ngợi 
    VD như :

    1. Tư tưởng, tôn giáo

    – Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

    – Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.

    – Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

    – Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

    => Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

    2. Giáo dục và văn học

    *Giáo dục:

    – Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

    + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

    + Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

    + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

    – Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

     *Văn học:

    – Nho giáo suy thoái.

    – Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

    – Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

    – Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.

    – Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

    3. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

    * Nghệ thuật:

    – Kiến trúc điêu khắc: Chùa Thiên Mụ(Huế), tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng La Hán chùa Tây Phương

    – Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

    *Khoa học – kỹ thuật:

     – Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên…

     – Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

     – Quân sự: Hổ trướng khu cơ.

     – Triết học: Tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

     – Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    – Đúc súng đại bác theo phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

    Trả lời

Viết một bình luận