trình bày suy nghĩ của em về câu nói “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng (lập giàn ý )

By Margaret

trình bày suy nghĩ của em về câu nói “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng (lập giàn ý )

0 bình luận về “trình bày suy nghĩ của em về câu nói “trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng (lập giàn ý )”

  1. A, MB

    – GIỚI THIỆU: Lỗ Tấn từng có câu “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

    – Nêu cảm nhận: Theo em, đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Để đến được với thành công và đạt được những thành tựu trong cuộc sống, ta không thể nào trở nên lười biếng và chờ đợi một phép màu được.

    B, TB

    1, GIẢI THÍCH.

    – Quan điểm có hai hình ảnh ẩn dụ đó là “bước đường” và “dấu chân”.

    – Hình ảnh “bước đường” là ẩn dụ cho hành trình công việc, hành trình cuộc sống, hành trình chinh phục những thành tựu của mỗi người.

    – Hình ảnh “dấu chân” là ẩn dụ cho những thành tựu, cho những điều mà mỗi người để lại trong chính hành trình của mình, để mà sau này có thể nhìn lại hành trình dài mà mình vừa bước qua.

    Chính vì thế, theo em quan điểm này là hoàn toàn chính xác, vì sự lười biếng chính là nhân tố phá hoại hành trình của chúng ta đi đến thành công và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn. Sự lười biếng lâu ngày sẽ kìm chặt chân chúng ta, biến chúng ta trở thành một kẻ đại lãn, vô dụng, bất tài.

    2, BÀN LUẬN.

    – Trong cuộc sống, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.

    – Đầu tiên, sự lười biếng là, cho con người trở nên ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp.

    – Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ. Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì.

    – Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên.

    – Thực trạng: Ta hoàn toàn có thể chứng kiến hiện tượng các bạn trẻ ngày nay trong xã hội hiện đại ngày một trở nên lười biếng hơn xưa. Lười biếng hơn cả trong suy nghĩ, lười trong vận động, tay chân, lười biếng trong phát triển bản thân. Với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại, sự lười biếng chính là đang ngốn đi lượng thời gian khổng lồ của chúng ta, là kẻ thù của việc mỗi người chuẩn bị hối hả cho sự thích nghi và hội nhập kinh tế. Sự lười biếng lớn dần theo năm tháng sẽ biến chúng ta trở thành những kẻ vô dụng bất tài ngay từ  khi còn trẻ.

    – Vì thế, đừng bao giờ trở nên lười biếng. Vì lao động chính là cách mà tổ tiên chúng ta phát triển hàng bao nhiêu năm nay. Bằng vận động và sáng tạo chăm chỉ, tổ tiên chúng ta làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay cho con cháu thừa hưởng. Chẳng lẽ bạn cứ để cuộc đời trôi qua, không để lại bất cứ dấu vết hay thành tựu gì cho con cháu mình hay sao?

    C, KB: TỔNG KẾT

    Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.

    Trả lời

Viết một bình luận