Trình bày tình hình nước pháp trước cách mạng tư sản Tình hình nước anh , pháp có điểm gì giống và khác nhau?

By Autumn

Trình bày tình hình nước pháp trước cách mạng tư sản
Tình hình nước anh , pháp có điểm gì giống và khác nhau?

0 bình luận về “Trình bày tình hình nước pháp trước cách mạng tư sản Tình hình nước anh , pháp có điểm gì giống và khác nhau?”

  1. * Tình hình nước Pháp trước cách mạng tư sản

    – Về nông nghiệp

    + các loại máy móc, công cụ thô sơ lạc hâu => năng suất thấp

    +Ruộng đất bị bỏ hoang 

    +Mất mùa, đói kém thường xảy ra

    – Công, thương nghiệp: có phát triển

    +Có nhiều lạo máy moc hiện đại đùng trong sản xuất

    +Nhiều trung tâm dệt và luyện kim ra đời

    – Kinh tế xã hội

    – Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.

    – Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

    + Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.

    + Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

    Sorry nha vì mình chỉ tl đc 1 cái 

    Trả lời
  2. Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

    * Kinh tế:

    – Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp.

    – Nông nghiệp: lạc hậu.

    + Công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển, năng suất thấp.

    + Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra,…

    – Công, thương nghiệp: phát triển.

    + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai mỏ, luyện kim,…

    + Việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng.

    * Xã hội:

    – Xã hội Pháp chia làm 3 đẳng cấp:

    + Hai đẳng cấp đầu: Tăng lữ, Quý tộc. Chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi.

    + Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

    – Mẫu thuẫn xã hội Pháp trở nên gay gắt trong đó mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp lúc này là: đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

    – Nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

    Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng.

    – Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Anh: xoay quanh vấn đề tài chính khi Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (4-1640) nhằm tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-lenơ miền Bắc nước Anh.

    – Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng tư sản Pháp: Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

    => Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ

    *Đây là bài cô dạy mình ở lớp*
    *Chúc bạn học tốt*

    Trả lời

Viết một bình luận