trình bày và phân tích những nội dung chính của phong trào cách mạng ở châu âu 1917-1945

By Julia

trình bày và phân tích những nội dung chính của phong trào cách mạng ở châu âu 1917-1945

0 bình luận về “trình bày và phân tích những nội dung chính của phong trào cách mạng ở châu âu 1917-1945”

  1. 1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

    4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

    5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

    Trả lời
  2. Tháng 2-1917

    Cách mạng dân chủ tư sản

    – Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.

    – Khởi nghĩa vũ trang.

    – Lật đổ chế độ Nga hoàng.

    – Hai chính quyền song song tồn tại.

    – Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

    Tháng 10-1917

    Cách mạng tháng Mười

    – Đêm 24-10, các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô.

    – Đêm 25-10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.

    – Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

    – Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga

    – Làm thay đổi cục diện thế giới.

    – Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

    Các nước tư bản chủ nghĩa

    1929 – 1933

    Khủng hoảng kinh tế thế giới

    – Bùng nổ ở nước Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, trầm trọng nhất là năm 1932.

    – Để lại nhiều hậu quả trên tất cả các lĩnh vực.

    – Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

    Các nước châu Á

    1918 – 1939

    Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Á

    – Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ ở các nước.

    – Các Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.

    – Đều thât bại, nhưng đã góp phần làm lung lay hệ thống cai trị của chủ nghĩa thực dân.

    Chiến tranh thế giới thứ hai

    1939 – 1945

    Chiến tranh thế giới thứ hai

    – Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, chiến tranh bùng bổ và lan rộng ở châu Âu.

    – Từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

    – Từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, phe Đồng minh phản công. Chiến tranh kết thúc.

    – Chiến tranh kết thúc với thất bại của Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

    – Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới với Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột.

    – Chiến tranh để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại.

    Trả lời

Viết một bình luận