Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương

By Alaia

Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
a, Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng những BPTT nào ? Hãy chỉ ra những BPTT đó.
b, Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài của thơ ca. Hãy kể tên bài thơ trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 cũng viết về đề tài này và nêu rõ tên tác giả.
c, Hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của em về những câu thơ trên làm rõ tình bà cháu qua ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Bếp lửa bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp.

0 bình luận về “Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương”

  1. a.

    – Trong những câu thơ trên, tác giả sử dụng nhx biện pháp tu từ:

    + Điệp ngữ: bếp lửa 

    + Ẩn dụ: “chờn vờn”, “ấp iu” và “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

    b.

    – Tên bài thơ trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 cũng viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài của thơ là:

    + Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. 

    + Bài thơ “Ánh Trăng” của tác giả Nguyễn Duy 

    c.

    Hình ảnh bếp lửa được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong những câu thơ để giới thiệu hình ảnh khơi dậy nguồn cảm xúc. Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ gợi cảm giác ấm áp, tình cảm thân thuơng của bà cháu. Cái bếp lửa đã bùng cháy lên ngọn lửa bất diệt – ngọn lửa của tình yêu thương luôn ấp ủ trong lòng người bà, ngọn lửa của niềm tin, thắp sáng lên ý chí, hi vọng, nghị lực và tình yêu thương ấm áp của người bà dành cho cháu. Tình cảm trân trọng, yêu quý được biểu hiện qua hình ảnh bà cháu trong những câu thơ. Tình cảm ấy còn biểu hiện cụ thể, rõ nét hơn trong tình cảm gia đình, làng xóm, họ hàng. To lớn hơn nữa là tình yêu quê hương, đất nước. 

    Trả lời
  2. a, Biện pháp tu từ

    – Điệp ngữ: bếp lửa 

    – Từ láy :chờn vờn, ấp iu

    – Ẩn dụ: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

    b, Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. 

    Ánh Trăng – Nguyễn Duy 

    c, Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn liền trong quá khứ như dòng sông, bến nước,gốc đa, sân đình.Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại nhiều lần như để giới thiệu hình ảnh khơi nguồn cho dòng cảm xúc. Hình ảnh bếp lửa gợi cảm giác ấm áp và tình cảm thân thuơng của bà và cháu. Cái bếp lửa sớm sớm chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu ngta vẫn dùng thường nhóm lửa mà đã sáng bừng lên ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thuơng luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, thắp sáng lên niềm tin,ý chí, hi vọng, nghị lực và tình yêu thuơng ấm áp bà dành cho cháu.Tình cảm trân trọng, yêu quý của tình bà cháu là biểu hiện cụ thể của tình cảm gia đình và rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước. 

    Trả lời

Viết một bình luận