Trong các văn bản truyện hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 6 học kì 2 hình ảnh hoặc nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hã

By Claire

Trong các văn bản truyện hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 6 học kì 2 hình ảnh hoặc nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 câu ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh hoặc nhân vật đó.

0 bình luận về “Trong các văn bản truyện hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 6 học kì 2 hình ảnh hoặc nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hã”

  1. Trong các văn bản truyện hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn 6 học kì 2, hình ảnh để lại ấn tượng cho em hơn cả là Dế Choắt. Có thể mọi người sẽ ấn tượng hơn với chú Dế Mèn cường tráng, mạnh khỏe. Nhưng với em, Dế Choắt rất đặc biệt. Chú Dế ấy đáng thương vô cùng. Cái tên của chú cũng là do Mèn đặt nhằm trêu chọc ngoại hình ốm yếu, gầy gò. Choắt đáng thương khi chẳng có được cho mình một sức khỏe tốt. Và có lẽ vì thế ở Choắt, ta như thấy sự trưởng thành vượt bậc trong tính cách và nhất là khi so với Mèn. Choắt xấu xí, cánh ngắn ngủn, mạng sườn hở ra, chẳng có sức lực làm gì. Chú Dế ấy dù yếu nhưng cũng cố gắng níu giữ sự sống dù cơn hen hành hạ ngày đêm. Mèn thì hay bắt nạt CHoắt nhưng không vì thế CHoắt ghét bỏ mà luôn vui vẻ với Mèn. Việc chú khuyên Mèn đừng trêu vào chị CỐc chính là sụ chân tình của một người bạn. Vậy mà chính chú Dế vô tội ấy lại chết một cách đau đớn do tội nghịch dại của người khác. Thương CHoắt quá khi mà căn bệnh hen chẳng giết chết chú mà lại chết vì Dế Mèn và trò đùa ngu ngốc. Ấy thế mà Dế Choắt vẫn tha thứ cho Dế Mèn và còn khuyên Dế Mèn hãy sống tốt. Hình ảnh Dế Choát tắt thở làm ta buồn bã, làm ta thấy thương cho một kiếp người nhỏ bé. Cuộc sống này có bao nhiêu người nhỏ bé như Choắt, chẳng đủ sức mạnh để bảo vệ chính mình! 

    Trả lời
  2. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

    Trả lời

Viết một bình luận