từ bài ca dao ”công cha như núi thái sơn … đạo con” Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu kính trọng của con cái đối với cha mẹ Mình học

By Kaylee

từ bài ca dao ”công cha như núi thái sơn … đạo con” Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu kính trọng của con cái đối với cha mẹ
Mình học ngu văn lắm:)))

0 bình luận về “từ bài ca dao ”công cha như núi thái sơn … đạo con” Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu kính trọng của con cái đối với cha mẹ Mình học”

  1. Phận làm con cái phải kính hiếu cha mẹ. Đó chính là nhân phẩm, là đạo đức của một con người. Những người bạc bẽo, bất kính với cha mẹ sẽ bị chính xã hội này ruồng bỏ, khinh bỉ. Hiếu với cha mẹ, ông bà chính là bài học đầu đời mà bất kỳ ai cũng phải biết đến nếu muốn nên người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều bài ca dao nói về lòng hiếu kính của con cái với cha mẹ. Hôm nay chúng ta hãy bình luận bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…. Để thấy được bài ca dao như là một lời khuyên răn, giáo dục đạo làm con của ông cha ta từ xưa truyền lại.
    Một bài ca dao đã thấm vào chúng ta từ thuở còn nhỏ. Thậm chí trở thành một bài ca dao ru con ngủ của cha mẹ. Bài ca dao đã quá đỗi quen thuộc, có lẽ ai cũng biết đến nó. Nó như là những lời truyền dạy con người. Dạy đạo làm con phải luôn kính hiếu và nhớ đến tình mẫu tử thiêng liêng.

    “Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
    Công ơn của cha mẹ thật lớn lao biết bao. Công sinh thành ra con cái của cha mẹ, được ví tựa như núi “Thái Sơn” ví tựa “nước trong nguồn”. Hình ảnh núi Thái Sơn là một ngọn núi hùng vĩ ở Trung Quốc. Câu ca dao đã mượn hình ảnh này để nói lên một sự lớn lao về công ơn của người cha. Còn nước trong nguồn chính là dòng nước không bao giờ cạn. Nó chảy mãi chảy mãi như một sự vô tận. Và ví như sự vô cùng của nghĩa mẹ, ơn sinh thành ra con. Ca ngợi công lao vừa to lớn, vừa bất tận của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con. Đạo làm con phải thờ mẹ kính cha, phải cho tròn chữ hiếu. Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lí xã hội. Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ. Thờ, kính là sự yêu mến, sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính. Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con phải có hiếu với cha mẹ. Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi. Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ?. Đó chính là vì công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dưỡng ta bao năm tháng. Từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết. Cơm ăn, áo mặc hàng ngày, thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta. Tất cả đều do công sức lao động gian lao, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ. Ta hiểu biết điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình. Trong xã hội cũng nhờ công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Rồi ta được đi học mở mang kiến thức, cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ. Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.
    Ngoài ra, câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn, đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự:

    “Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
    Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên. Khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống. Một cơ sở đạo đức của xã hội, của con người. Tuy nhiên, hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy: Trung với Đảng, hiếu với dân. Một người con có hiếu với cha còn phải là một người con của nhân dân. Có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhân dân. Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân, việc nước. Trong trường hợp đó, hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ. Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh. Một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiếu vẫn chưa tròn. Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha, họ vẫn là người con chí hiếu. Lời dậy trong bài ca dao là như thế. Thế nhưng người con phải hiếu kính như thế nào với cha mẹ?. Đó là phải yêu thương, kính trọng cha mẹ. Nghe lời dạy bảo của cha mẹ, tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ. Phải luôn làm cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học hành, giúp đỡ việc nhà giúp cha mẹ…Khi cha mẹ ốm đau phải ân cần chăm sóc, phụng dưỡng bằng tất cả tình cảm quý trọng. Có rất nhiều cách để người con thể hiện sự hiếu kính với cha mẹ. Một gia đình có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo với cha mẹ sẽ tạo nên một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Người con đó cũng sẽ là tấm gương cho bạn bè cùng trang lứa noi theo, và sẽ trở thành một người công dân tốt trong xã hội.  Tấm gương hiếu thảo với cha mẹ sẽ được mọi người trong xã hội tôn trọng, và chúng ta sẽ mãi mãi phải ghi nhớ phát huy truyền thống tốt đẹp này. Bài ca dao chính là một đạo lý chân lý vô cùng tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam ta. Nó cũng là thời khuyên bảo thực sự có giá trị. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ đó mới chính là đạo làm người. Cha mẹ đã có công ơn sinh thành, dạy bảo con nên người trở thành người có ích trong xã hội. Cái công ơn đó như “Núi cao biển rộng mênh mông – Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” và con cũng sẽ không thể nào quên được.

    CHÚC BN HC TỐT

    Trả lời
  2. Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng với đạo lí làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:

    Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    Qua bài ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.

    Lời ca dao mở đầu bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:

    Công cha như núi Thái Sơn

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh “công cha nghĩa mẹ”.

    Cha mẹ sinh ra con nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thể so sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ, dù thế nào thì chữ hiếu cũng được giữ gìn trọn vẹn.

    Xem thêm:  Em hãy viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời xin lỗi và lời cám ơn

    Một lòng thờ mẹ kính cha

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    Lời khuyên ấy được đút kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau: đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong vòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắc chiêu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha me. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mong vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội, “ con người có tổ có tông”. Vì vậy hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo lý làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lý của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lý này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận