Từ nội dung của văn bản sau:Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết

By Hadley

Từ nội dung của văn bản sau:Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Gìơ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
Em hãy trình bày suy nghĩ của em được gợi lên từ câu nói: “nếu con yêu người thì người cũng yêu con”
(Mình đang cần gấp nhé)

0 bình luận về “Từ nội dung của văn bản sau:Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết”

  1. Qua bài “Cậu bé ngỗ nghịch”, tôi đã rút ra một bài học thật đắt giá về cho và nhận. Đôi khi những việc nhỏ nhặt mình làm cho người khác lại là niềm hạnh phúc của họ. Chính bản thân chúng ta không biết những hành động sau đó của họ đáp ,thù ra sao, nhưng nhìn lại hành động mình đối với họ, ta sẽ biết được. Cuộc sống sẽ giá trị hơn nếu chúng ta hiểu được vấn đề, hiểu được cách đối xử tử tế.

        Bạn có biết cho là gì, nhận là gì không? Cho là những thứ vốn có của bản thân mình trao cho người khác , không mong nhận lại từ họ, bởi “cho” là sự san sẻ, sự yêu thương, tấm lòng từ sâu bên trong mình . Nhận là ngược lại với cho, nhận là được đền đáp cái “cho” kia . “Cho” và “nhận ” là mối quan hệ nhân-quả , là nơi gắn kết người với người . Nhưng trong thực tế, chúng ta đã cho được những gì thì sẽ nhận lại như thế. Chúng ta có nhiều thứ cho đi và nhận lại từ mọi người xung quanh, nhưng quan trọng là “cái cho” và cái”nhận” phải ăn khớp với nhau .Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất : đó yêu thương, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau về vật chất lẫn tinh thần. Trên đời, có những người sống  tâm tình, thương người, họ luôn làm vì người khác, giúp đỡ, chia sẻ những người khó khăn, hoạn nạn , họ không mong nhận lại điều gì. Nhưng có nhân phải có quả, họ sẽ nhận lại không phải vàng bạc hay trang sức tiền bạc, mà là lời cảm ơn chân thành từ người được giúp đỡ. Còn những kẻ ích kỉ, tham lam, làm vì công danh, hám lợi . Mang tiền ra khoe là” quyên góp ủng hộ người nghèo” để được lên tivi thì là kẻ chẳng ra gì, họ có thể nhận được lời cảm ơn, nhưng chưa chắc là thật lòng. Thậm chí có những kẻ chỉ nghĩ về bản thân mình, cho là những người hay đi tình nguyện,từ thiện là những kẻ dỗi hơi. Quả thật đáng trách. Trong định nghĩa cho và nhận sẽ thật đẹp nếu tất cả đều hướng việc tốt là : cho đi không mong nhận lại . 

        Bánh xe thời gian cứ đi và chẳng nuối tiếc ai, chúng ta hãy sống có giá trị. Trước khi mong muốn được nhận một lời cảm ơn chân thành nhất, hãy nghĩ đến việc bản thân mình đã làm được gì chưa . Công việc đơn giản ý nghĩa này, ai cũng làm được, quan trọng là họ có hiểu được giá trị nhân đạo, định nghĩa thực sự của việc “cho ” và “nhận” hay không. 

    Trả lời

Viết một bình luận