Từ thông điệp của đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Đừng than vãn cuộc đời không

By Arianna

Từ thông điệp của đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó nhìn nhận một cách đúng đắn lời chỉ trích, phê bình của người khác.

0 bình luận về “Từ thông điệp của đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Đừng than vãn cuộc đời không”

  1. Cuộc đợi nó vốn dĩ đã không công bằng rồi các bạn à. Các bạn làm thứ này, thứ nọ, và những điều mà các bạn làm đó các bạn nhận lại được những gì nhỉ: là lời cảm ơn, là những nụ cười cho qua loa. Chẳng hạn các bạn giúp đỡ những người khó khăn thì khác, nhưng cuộc đời này nó luôn bất công như vậy các bạn chẳng thể làm gì được. Có những người họ không có gì cả: không năng lực, không tri thức… nhưng họ có những người anh, người chú hay bác gì đó có thể giúp họ có được một vị trí nào đó mà bản thân họ không có được. Còn chúng ta cố gắn, cố gắn, nhiều, thật nhiều và đó luôn là một văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta, và chúng ta nhận được rất ít ỏi. Người không làm lại có vị trí cao, người cố gắn thì không được đền đáp, vậy cho tôi hỏi là CÔNG BẰNG Ở ĐÂU và AI MANG CÔNG BẰNG CHO CHÚNG TA. Câu trả lời là: CHẲNG CÓ AI CẢ… cũng chính vì điều đó mà chúng ta chỉ biết ngậm ngùi mà tiếp tục cố gắng. “Cố gắng lên nào tao biết mày có thể làm được mà” hay “Cố lên nào, chỉ một chút nữa thôi” hay “Cố lên, nhỡ đâu ngày mai sẽ khác”….. đó là những lời mà chúng ta tự động viên cho chính mình, những lời lẽ đó nghe ra thật bình thường nhưng nó quan trọng vô cùng. Nó, ngay lúc đó có thể xem là SỰ CÔNG BẰNG, bời vì nó đem cho chúng ta lòng tin, nó đem cho chúng ta cảm giác được che chở, được an ủi. Và cuối cùng cũng vẫn là hai chữ CỐ GẮNG, nên  đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó nhìn nhận một cách đúng đắn lời chỉ trích, phê bình của người khác.

    MONG BẠN THAM KHẢO ^^

    Trả lời
  2. Mỗi người là một cá thể ở đời có lối sống, suy nghĩ, tình cảm và số phận riêng. Và vì thế có ý kiến cho rằng: Đừng than vãn cuộc đời không công bằng, thay vào đó nhìn nhận một cách đúng đắn lời chỉ trích, phê bình của người khác. Đó là một ý kiến đúng đắn và gợi ra cho ta nhiều suy nghĩ. Cuộc đời công bằng ở chỗ cho ta một thời gian như nhau, cho ta sống trong xã hội này và tồn tại trong cuộc đời dẫu cho đắng cay. Nhưng con người thường có xu hướng phản kháng và nghĩ rằng số phận của mình đen đủi, bất hạnh. Bạn chỉ mải mê so đo với người khác và thậm chí bạn tự ti, mặc cảm ở đời nếu nhận phải chỉ trích, phê bình. Những lời chỉ trích, phê bình trong mắt bạn chỉ là những lời chưa tốt, chưa hay và thậm chí là vì người ta ghét bạn. Chẳng bao giờ bạn chịu hạ cái tôi của mình và nhìn đời tích cực hơn. Thái độ than vãn bắt đầu xuất hiện chính từ giây phút con người chỉ biết lợi ích của riêng mình, buồn cho riêng mình và ích kỉ với tấ cả mọi người xung quanh. Cuộc đời của chúng ta đều như nhau nên hãy sống bằng sự nỗ lực. Chỉ trích, phê bình vì người ta còn quan tâm, còn chú ý đến bạn và ở đó bạn cũng được là mình, được cống hiến và cố gắng. Nếu bạn chỉ mãi chìm trong nỗi đau, chìm trong suy nghĩ vẩn vơ, suy nghĩ làm sao bằng người này người nọ thì bạn chẳng bao giờ có thể tiến bộ. Mỗi một người tài giỏi đều đứng lên sau vấp ngã. Vấp ngã ấy làm bất kì ai cũng phải chịu chỉ trích, phải chịu phê bình để rồi cắn răng mà sống tiếp nhằm vươn lên. Chỉ khi cố gắng một trăm phần trăm, chỉ khi nỗ lực hết mình ta mới có thể vươn tới và gặt hái thành công. Tất cả chúng ta đều là vận động viên trên đường đua và đua ra sao, đó là bản lĩnh nên đừng đổ lỗi cho khách quan, cho mọi người. Hãy ngừng than vãn, hãy luôn nhìn đời sáng tươi và bước lên bạn nhé! 

    Trả lời

Viết một bình luận