Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong t

By Harper

Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ.

0 bình luận về “Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm – ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong t”

  1. Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ..

    Trả lời
  2. Vì cốm là một loại thức ăn dân giã của người Việt từ xa xưa. Sự quý giá của làm nên nó vì được làm nên từ những hạt lúa non và qua những ngày mồ hôi nước mắt của bao người thợ lành nghề, qua những quy củ chọn lọc, nó giữ được hương vị lúa non từ bao đời nay, nó khiến ta mê mẳn bởi mùi thơm của lúa non hoà cùng vị thanh mát của lá sen đã gói. Cốm thật là một mó ăn đượ đúc kết từ những tinh túy xủa dân tộc ta

    Trả lời

Viết một bình luận