Vì sao dân tộc Việt Nam rất coi trọng truyền thống ”Tôn sư trọng đạo”?

By Maria

Vì sao dân tộc Việt Nam rất coi trọng truyền thống ”Tôn sư trọng đạo”?

0 bình luận về “Vì sao dân tộc Việt Nam rất coi trọng truyền thống ”Tôn sư trọng đạo”?”

  1. Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống. Mỗi một lĩnh vực, mỗi một cộng đồng xã hội đều có những truyền thống chung của dân tộc và có cả truyền thống riêng. Trong đó ngành giáo dục Việt Nam có một truyền thống vô cùng đặc biệt đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo”- một truyền thống nổi bật trong giáo dục dân tộc, nó được hình thành, củng cố và phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với sự phát triển của đất nước.

    Tôn sư trọng đạo: “Tôn sư” là tôn trọng, kính trọng thầy dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, tôn vinh người thầy, nghề dạy học. “Trọng đạo” trước hết là đạo đức, đạo làm con, đạo làm trò, nói rộng hơn là trọng đạo lí làm người. Truyền thống tôn sư trọng đạo đã thấm sâu vào nhận thức, tình cảm, trở thành những hành vi của người Việt Nam qua các thế hệ. Trước hết, để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn công lao của người thầy giáo, tôn vinh người thầy trong việc rèn luyện, giáo dục nhân cách cho các thế hệ học trò để họ trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Vì thế mà cha ông ta thường nói “không thầy đố mày làm nên”. Mặt khác xã hội tôn vinh thầy giáo ở vị trí cao trong xã hội, bởi thầy giáo không chỉ tiêu biểu cho tri thức mà thầy giáo còn là người giàu lòng nhân ái, sống mẫu mực, đạo đức trong sáng. Có thể nói cái tâm cái trí của người thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong mọi thời kì lịch sử. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được thể hiện trong sự khiêm nhường học hỏi của trò; thể hiện ở sự “hết lòng vì học sinh thân yêu” của thầy giáo. Trong lịch sử giáo dục của dân tộc mối quan hệ thầy và trò luôn là trò kính trọng thầy, thầy tôn trọng nhân cách của trò với tinh thần dân chủ, bình đẳng, tôn trọng giúp đỡ nhau với mong muốn “hậu sinh khả uý” vì sự tiến bộ xã hội là nét đặc trưng trong truyền thống tôn sư trọng đạo.

    Như vậy có thể nói “tôn sư trọng đạo” – một truyền thống giáo dục của người Việt Nam có từ ngàn xưa, nhưng nó được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong thời kì mới. Ngành giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dạy học là nghề cao quý- nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước. Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó là biểu hiện đặc trưng của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam./.

    Trả lời
  2. Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống. Mỗi một lĩnh vực, mỗi một cộng đồng xã hội đều có những truyền thống chung của dân tộc và có cả truyền thống riêng. Trong đó ngành giáo dục Việt Nam có một truyền thống vô cùng đặc biệt đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo”- một truyền thống nổi bật trong giáo dục dân tộc, nó được hình thành, củng cố và phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với sự phát triển của đất nước.

    Tôn sư trọng đạo: “Tôn sư” là tôn trọng, kính trọng thầy dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, tôn vinh người thầy, nghề dạy học. “Trọng đạo” trước hết là đạo đức, đạo làm con, đạo làm trò, nói rộng hơn là trọng đạo lí làm người. Truyền thống tôn sư trọng đạo đã thấm sâu vào nhận thức, tình cảm, trở thành những hành vi của người Việt Nam qua các thế hệ. Trước hết, để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn công lao của người thầy giáo, tôn vinh người thầy trong việc rèn luyện, giáo dục nhân cách cho các thế hệ học trò để họ trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Vì thế mà cha ông ta thường nói “không thầy đố mày làm nên”. Mặt khác xã hội tôn vinh thầy giáo ở vị trí cao trong xã hội, bởi thầy giáo không chỉ tiêu biểu cho tri thức mà thầy giáo còn là người giàu lòng nhân ái, sống mẫu mực, đạo đức trong sáng. Có thể nói cái tâm cái trí của người thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong mọi thời kì lịch sử. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được thể hiện trong sự khiêm nhường học hỏi của trò; thể hiện ở sự “hết lòng vì học sinh thân yêu” của thầy giáo. Trong lịch sử giáo dục của dân tộc mối quan hệ thầy và trò luôn là trò kính trọng thầy, thầy tôn trọng nhân cách của trò với tinh thần dân chủ, bình đẳng, tôn trọng giúp đỡ nhau với mong muốn “hậu sinh khả uý” vì sự tiến bộ xã hội là nét đặc trưng trong truyền thống tôn sư trọng đạo.

    Như vậy có thể nói “tôn sư trọng đạo” – một truyền thống giáo dục của người Việt Nam có từ ngàn xưa, nhưng nó được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong thời kì mới. Ngành giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dạy học là nghề cao quý- nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước. Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó là biểu hiện đặc trưng của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

    ĐỌC XONG BẠN SẼ HIỂU

    Trả lời

Viết một bình luận