Vì sao muốn phát triển kinh tế phải gắn liền với gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?

By Natalia

Vì sao muốn phát triển kinh tế phải gắn liền với gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?

0 bình luận về “Vì sao muốn phát triển kinh tế phải gắn liền với gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?”

  1. Dân số và môi trường là hai yếu tố quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế đất nước.

    Phải chú ý đến dân số là bởi vì bùng nổ dân số sẽ kéo theo ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như lương thực, chỗ ở, công việc làm, tệ nạn xã hội. Do đó, mặc dù dân số đông sẽ mang lại cho đất nước một nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên cần phải biết phát triển hợp lí và đúng với mức độ phát triển đất nước.

    Cần bảo vệ môi trường là bởi vì hàng ngày chúng ta phải hít thở không khí, phải sử dụng nước…để phục vụ cuộc sống. Vậy nếu những môi trường đó đều bị ô nhiễm thì cuộc sống sẽ trở nên như thế nào. Chắc chắn nó sẽ cản trở rất nhiều trong công việc phát triển kinh tế.

    Trả lời
  2. Trong quá trình phát triển, xã hội luôn nảy sinh các mâu thuẫn. Khi một lớp mâu thuẫn được giải quyết hoặc dịu đi thì một lớp mâu thuẫn khác xuất hiện, lớp nọ kế tiếp lớp kia đòi hỏi giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn chính là động lực của sự phát triển và phải đạt mục tiêu hài hòa về lợi ích giữa các nhóm, giai tầng xã hội chứ không phải triệt tiêu lợi ích của bất cứ nhóm, giai tầng nào. Lợi ích của tất cả các nhóm, giai tầng trong xã hội đều cần được tôn trọng và bảo vệ nhưng lợi ích dân tộc vẫn phải được đặt lên trên hết.

    Trong tiến trình đổi mới, cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta có nhiều đổi mới trong nhận thức về vấn đề xã hội, thực hiện chính sách xã hội. Nổi bật là quan điểm: phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.

    Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần cũng xuất hiện nhiều giai tầng, nhiều nhóm cư dân, xã hội khác nhau. Lợi ích giữa các nhóm có cái chung và cái riêng. Chúng ta cũng đã có sự thay đổi quan điểm trong vấn đề giàu nghèo. Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.

    Chúng ta cũng đã thay đổi quan điểm về cơ cấu xã hội: Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ có giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức, đã đi đến quan niệm về việc xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước VN giàu mạnh. Điều đó có nghĩa rằng cơ bản sẽ có sự thống nhất, có sự đồng thuận trong các thành phần dân cư, các giai tầng xã hội.

    Nhưng, từ nhận thức ấy đến thực tiễn không phải đơn giản, không thể giải quyết một sớm một chiều. Rõ ràng trong thời gian qua, nhất là qua 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như Đảng ta đã khẳng định, có rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa giải quyết tốt. Bài toán phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội; giữa nhu cầu phát triển xã hội hiện đại với lợi ích từng người dân, từng cộng đồng… vẫn chưa có lời giải tốt.

    Nếu giải quyết tốt những mâu thuẫn không đối kháng thì xã hội sẽ phát triển, nếu giải quyết không tốt thì mâu thuẫn có thể trở thành đối kháng và có thể dẫn xã hội đi tới thoái hóa, thậm chí suy sụp.

    Trả lời

Viết một bình luận