vị trí địa lí,tài nguyên thiên nhiên,phân bố dân cư và kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ ? vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên,dân cư xã hội và kin

By Remi

vị trí địa lí,tài nguyên thiên nhiên,phân bố dân cư và kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ ?
vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên,dân cư xã hội và kinh tế của Đồng Bằng sông hồng?
vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên,dân cư xã hội và kinh tế ở Bắc trung bộ?
vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên,dân cư xã hội và kinh tế của duyên hải nam trung bộ .Kể tên các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung ?

0 bình luận về “vị trí địa lí,tài nguyên thiên nhiên,phân bố dân cư và kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ ? vị trí địa lí,điều kiện tự nhiên,dân cư xã hội và kin”

  1. Câu 1. Trung du miền núi Bắc Bộ

    1. Vị trí địa lí:

    – Phía Bắc đất nước :

    + Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

    + Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

    – Tiếp giáp : Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

    – Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.

    => Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

    2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :

    – Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :
    + Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía  bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

    + Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.

    => Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

    – Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

    – Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.

    – Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.            

    – Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

    – Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

    Khó khăn:

    – Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

    – Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

    – Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

    * Dân cư – xã hội:

    + Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

    + Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

    + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

    + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

    3. Tình hình phát triển kinh tế.

    a)Công nghiệp.

    – Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh :

    + Điều kiện phát triển : nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

    + Các nhà máy điện chủ yếu : thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…

    – Khai thác khoáng sản : phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

    – Chế biến thực phẩm trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

    – Chế biến lâm sản.

    => Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

    b) Nông nghiệp.

    * Trồng trọt :

    – Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) và quy mô khá lớn.

    – Lúa và ngô là cây lương thực chính.

    – Cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh, hình thành các vùng chuyên canh :

    + Các cây trồng có giá trị là : chè, hồi, hoa quả.

    + Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước, có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng.

    * Chăn nuôi gia súc :

    – Đàn trâu chiếm tỉ trọng  lớn nhất so với cả nước (57,3% đàn trâu cả nước, năm 2002).

    – Chăn nuôi lợn cũng phát triển (22% đàn lợn cả nước, năm 2002).

    * Lâm nghiệp:

    – Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp.

    – Góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

    * Ngư nghiệp :

    + Đánh bắt thủy sản phát triển nhờ có ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh.

    + Nghề nuôi cá, tôm ở ao, hồ, đầm và vùng nước mặn, nước lợ ven biển cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

    c) Dịch vụ.

    – Hệ thống đường sắt, đường ôtô, cảng biển phát triển, là điều kiện thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng

    – Kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng : hoạt động trao đổi hàng hóa truyền thống với các tỉnh biên giới phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

    – Hoạt động du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng.

    =>Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng.

    Trả lời

Viết một bình luận