Viết 1 bài hùng biện về vấn đề đạo đức hs . Giúp mìk với ạ mình sẽ cho ctlhn và 5sao+Cảm ơn cho bạn nào làm giúp mình khoảng 2tr rưỡi trở lên ạ c.mơn

By Amaya

Viết 1 bài hùng biện về vấn đề đạo đức hs .
Giúp mìk với ạ mình sẽ cho ctlhn và 5sao+Cảm ơn cho bạn nào làm giúp mình khoảng 2tr rưỡi trở lên ạ c.mơn

0 bình luận về “Viết 1 bài hùng biện về vấn đề đạo đức hs . Giúp mìk với ạ mình sẽ cho ctlhn và 5sao+Cảm ơn cho bạn nào làm giúp mình khoảng 2tr rưỡi trở lên ạ c.mơn”

  1. Khi bàn về vấn đề đạo đức người ta hay nhắc đến các cụm từ:

    Lương y như từ mẫu; Trung với nước, hiếu với dân, Cô giáo như mẹ hiền…

    Nhất là khi nói về Nhà giáo, không biết bao nhiêu ca từ đã dệt nên thơ. Chẳng hạn:

             Nghề dạy học,lương tâm không giới hạn

             Như suối ngầm trong đất để nuôi cây.

                                 *     *      *     *     *

                       Mãi kiên tâm cho trọn đời thanh bạch

                       Chở mãi phù sa cho khát vọng lên mầm.

    v.v…và v.v…..

        Bởi thế nên lớp lớp đàn em vẫn hoài tâm niệm:

                            Ơn thầy ngẫm nghĩ sâu xa,

                       Thầy cho đôi mắt để ta nhìn đời.

    Vâng! Không phải ngẫu nhiên mà các ca từ, các vần thơ ấy lại ra đời và tồn tại xuyên suốt các thời kì lịch sử khác nhau. Phải chăng đó là những cách nói nhằm tôn vinh đạo đức nghề nghiệp của thầy cô giáo.

        Đúng vậy, bất cứ nghề nào, ngành nào trong xã hội cũng cần lấy đạo đức làm gốc (đạo đức nghề nghiệp). Nhưng nghề giáo, vấn đề đạo đức càng đặc biệt quan trọng hơn.

        Từ xa xưa, ông cha ta vẫn thường dạy con cháu:

    “Không thầy đố mày làm nên”; “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”; “Trọng thầy mới được làm thầy”; “Một chữ cũng thầy,nửa chữ cũng là thầy”và

                              “Muốn sang thì bắc cầu kiều,

                    Muốn con hay chữ,hãy yêu mến thầy

        Đặc biệt,người thầy ở bậc Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn.Vì

                         Ngày ấy Cô giáo là cô tiên”.

    Cũng chính từ niềm mến thương đầy trân trọng ấy, mỗi thầy cô cảm nhận hạnh phúc đến ngọt ngào của nghề dạy học và âm thầm cống hiến không mệt mỏi đến cuối đời.

      Còn đối với các nhà tiên tri thì sao?

           Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ.Và người thầy phải được giáo dục trước.

     Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng vi phạm đạo đức trong đội ngũ nhà giáo, nơi này, nơi khác vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau như: phạt, mắn mỏ HS xúc phạm thân thể, danh dự HS; tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong GD; thậm chí còn “bật đèn xanh” cho HS tìm đường lừa lọc với chính mình.

      Những người thầy trong con mắt XH là đồng nghĩa với những chuẩn mực đạo đức nên những vụ việc trên xảy ra tuy không lớn nhưng đã gây bất bình trong dư luận XH và đã đến lúc báo động cho toàn xã hội vào cuộc.

       Với Nhà giáo, với trọng trách làm thầy, với bề dày truyền thống của nghề giáo. Hơn thế nữa, hiện nay chúng ta đang thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và cuộc vận động Hai không, mỗi thầy cô giáo chúng ta đều phải nhìn lại mình, tự đánh giá xem XH đang cần những gì ở mình để rồi trau dồi, tu dưỡng đạo đức; học tập, rèn luyện cho tinh thông nghề nghiệp để xứng đáng với cách nhìn, cách nghĩ và cách trân trọng của toàn XH:

    “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Thế thì ta hãy bắt đầu bằng tấm gương sáng về đạo đức và tự học.

      Vậy muốn nói về vấn đề đạo đức của học sinh thì trước tiên chúng ta phải nói đến môi trường mà chúng tiếp xúc hay những ai mà chúng hay gặp.Nói tóm gọn lại thì ta nói đây chính là trường học-nơi dạy dỗ các học sinh.

     Học sinh ngày nay thì nói về học lực thì em nào cũng nói là khá trở lên.Còn về đạo đức thì sao?Đó chính là vấn đề mà phụ huynh hay các thầy cô giáo đều quan tâm tới.

     Vậy nếu la mắng các em nhỏ về vấn đề này thì chúng ta nên xxem lại chính bản thân mình hay trong cuộc sống thì nó đã trải qua những gì.Đối với tôi mà nói thi hầu như các bậc phụ huynh đều không quan tâm về ván đề này.

     Cho nên,”trẻ em là tương lai của thế giới”,chúng ta phải quan tâm và dạy dỗ các em thật tốt chứ không nên đẩy các em về một hướng sai lầm.Vì chúng sẽ không nhận sai đâu,mà do chính những hành vi đạo đức của chúng ta mà dựng nên 

    Trả lời
  2. Có thể nói đạo đức, tác phong chuẩn mực, nghiêm túc là vẻ đẹp đầu tiên của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Thế nhưng ngày nay, nhiều học có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, tác phong. Họ có hành vi thiếu nghiêm túc, có tính chất nổi loạn khi vào lớp học. Hiện tượng bạo lực học đường và số tội phạm ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Đó là hiện tượng đáng báo động về đạo đức của học sinh ở các trường học hiện nay.

    Đạo đức là các chuẩn mực về hành vi ứng xử được con người quy ước thành nguyên tắc giao tiếp trong xã hội. Đạo đức được biểu hiện qua hành động, lối sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người.Tác phong là là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là lề lối, cách thức, phong thái đã trở thành nề nếp ổn định của con người. Vẻ đẹp ấy được thể hiện trong tất cả các hoạt động như học tập, làm việc, lối sống tạo nên nét riêng biệt của từng cá nhân.Hiện trạng vấn đề đạo đức, tác phong của học sinh trong nhà trường hiện nay.Đạo đức tác phong học sinh ngày nay rơi vào đà suy thoái trầm trọng. Có thể thấy học sinh ngày nay không còn biết lễ độ như trước đây. Họ trở nên ngang bướng, vô lễ, không còn biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi.Nhiều học sinh thường hay nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Nhiều học sinh lại có lối ăn mặc kiểu cách lạ lùng, đua đòi lối sống thời thượng. Họ thích làm nổi bậc mình một cách lố bịch, kịch cỡm bằng những hành vi phản cảm, vô văn hóa. Có thể kể như xăm hình, ngôn phong thái quá, nhuộm tóc nhiều màu, cắt tóc kiểu gangster,…Không những thế, họ còn có thái độ đầy khiêu khích trước cuộc sống. Họ sống bất cần, không tôn trọng đạo lí. Tỏ ra khinh thường xung quanh, thách thức luật pháp.Ngày càng có nhiều học sinh đánh nhau gây mấy trật tự, bạo lực học đường tăng cao. Hầu hết những vụ gây gỗ, bạo lực của học sinh xuất phát từ những lí do không đâu. Có thể kể như nhìn đểu, thấy ghét, cãi nhau trên mạng, khiêu khích, ghen tuông, bị xúi giục, thích làm anh chị,…

    Trong tình trang đó, tác phong khi vào lớp học của nhiều học sinh thiếu chuẩn mực, không đúng quy định nhà trường. Nhiều học sinh nam còn để tóc dài quá tai hoặc cắt quá ngắn. Nhiều trường hợp khác thích nhuộm tóc nhiều màu, quần áo sộc xệch, mang dép không quai,… Học sinh nữ không chịu buộc tóc, hay son môi khi vào lớp học. Trang phục tùy tiện không đúng quy định như áo dài vắt tà ngang, mang túi xách đi học,…

     Chương trình không cần nhiều nhưng phải hết sức sâu sắc, gần gũi, dễ tiếp thu và vận dụng.Tăng cường tuyên dương những tấm gương tốt đẹp trong cuộc sống. Lấy đó làm mẫu mực khuyến khích học sinh noi theo.Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tiến bộ và giàu tình yêu thương. Lấy trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm làm nguyên tắc quản lí giáo dục.Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và làm theo. Cần quyết liệt loại bỏ những cán bộ giáo viên suy thoái nhân cách, yếu kém năng lực ra khỏi hệ thống. Khuyến khích cán bộ giáo viên cống hiến sức mình vì sự tiến bộ của ngành giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục đất nước. Phát hiện và nâng đỡ những giáo viên có tài năng để họ có điều kiện cống hiến sức mình.Một người thầy giỏi sẽ tạo ra nhiều thế hệ học trò giỏi. Một người thầy mẫu mực sẽ tạo ra nhiều thế hệ con người mẫu mực. Bởi thế, William A. Warrd đã nói rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.Gia đình và xã hội phải chung tay cùng nhà trường giáo dục nhân cách, đạo đức, tác phong cho học sinh. Xã hội phải nghiêm khắc với những hành vi lệch chuẩn, đi ngược với thuần phong mỹ tục dân tộc. Xã hội cũng cần quyết liệt lên án những hành vi vô văn hóa, dung tục của giới trẻ. Tinh thần tập thể, cộng đồng chính là sức mạnh có thể điều hướng mọi hành vi sai lầm của con người theo hướng tích cực.Mỗi bậc cha mẹ phải là một tấm gương sáng về đạo đức và tác phong ứng xử. Bởi vì, con cái chịu ảnh hưởng và rèn luyện theo nếp sống gia đình. Văn hóa gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển nhân cách của con người

     Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái là điều không tránh khỏi.Vì vậy, giữ vững đạo đức, văn hóa cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh, tiến bộ là trách nhiệm của mỗi con người. Mỗi học sinh nên ý thức rằng rèn luyện đạo đức trong sáng, lành mạnh nghĩa là tiến bộ. Sống tốt đẹp và thành công nghĩa là yêu nước. Có làm được như vậy, mới tin tưởng rằng thế hệ học sinh hôm nay là tương lai của đất nước. Học sinh đủ sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm sau như Bác Hồ đã kì vọng.

    Trả lời

Viết một bình luận