viết 1 bài văn biểu cảm trình bày cảm nghĩ của mình về vai trò của hát ru đối với đời sống con người . k dc chép mạng nha ,cảm ơn mọi người :D

By Adeline

viết 1 bài văn biểu cảm trình bày cảm nghĩ của mình về vai trò của hát ru đối với đời sống con người . k dc chép mạng nha ,cảm ơn mọi người 😀

0 bình luận về “viết 1 bài văn biểu cảm trình bày cảm nghĩ của mình về vai trò của hát ru đối với đời sống con người . k dc chép mạng nha ,cảm ơn mọi người :D”

  1. nhạc truyền thống Việt Nam phong phú, đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, trong đó hát ru là một trong những thể loại âm nhạc dân gian ra đời sớm nhất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân loại, được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành di sản văn hóa tinh thần riêng có của người Việt Nam.
    Hình ảnh người mẹ trong tiềm thức của trẻ thơ thường gắn liền với lời ru, tiếng hát:
      Ru em, em ngủ cho lâu
                    Để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về [6, tr.59].
    Trong quá trình phát triển văn hóa cộng đồng, hầu như dân tộc nào cũng có hát ru. Mỗi dân tộc có hình thức và trạng thái tình cảm hát ru khác nhau, mang bản sắc văn hóa riêng. Tiếng hát ru không còn là câu hát riêng của mẹ, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng của ca dao sinh hoạt trữ tình, góp phần đáng kể trong giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, hình thành và phát triển nhân cách con người.
    Theo tác giả Phạm Phúc Minh trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam cho rằng: “Hát ru còn gọi là hát ru con hoặc ru em là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, các dân tộc ở trên khắp mọi miền đất nước. Tuy mỗi miền, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng các tên gọi khác nhau và âm nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những điểm chung như: giai điệu êm dịu, du dương, trìu mến; tiết tấu đều đặn, nhịp nhàng; lời ca giàu hình tượng, dào dạt tình thương yêu tha thiết đối với em thơ, tất cả những yếu tố đó đã như đôi cánh nhẹ nhàng đưa em bé vào giấc ngủ yên lành”. [4, tr.196].
    Nghiên cứu về hát ru cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và sự giáo dục tình cảm, đạo đức tốt đẹp có tính chất truyền thống giữa những thành viên trong gia đình và làng xóm, giữa làng xóm và quốc gia. Hát ru luôn hướng cho trẻ vươn tới cái đẹp, những giá trị cao quý trong cuộc đời và tinh thần ngày thêm toàn vẹn, người mẹ mang lại cho con chất thơ và nguồn cảm hứng, sáng tạo. Rõ ràng lời ru của mẹ là nguồn văn hóa nuôi dưỡng và hình thành nên tâm hồn, tình cảm cho trẻ. Qua lời ru của mẹ đã làm nảy sinh trong tâm hồn con trẻ biết bao điều mới lạ. Hát ru không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là ru cho trẻ ngủ mà nó còn có giá trị độc đáo trong giáo dục đạo đức, nhân cách con người, đặc biệt hát ru chính là cái nôi tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, ngay từ những ngày tháng còn nằm trong bụng mẹ trẻ đã có thể nhận ra được giọng nói quen thuộc của mẹ và cảm nhận được tình thương của mẹ.
    Mẹ và con là mối quan hệ bản năng và khăng khít nhất không gì có thể chia cắt được, đó là tình máu mủ, tình mẫu tử thiêng liêng nhất mà bất cứ con người nào cũng phải quý trọng. Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi lớn lên, trẻ đã được nghe rất nhiều lời ru ngọt ngào êm ái. Người xưa cho rằng “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, điều đó chứng tỏ rằng nhân cách của con người đã được hình thành ngay sau khi lọt lòng mẹ. Trên thực tế, trẻ hình thành nhân cách dần dần từ tuổi lên ba đến lên năm, đây là khoảng thời gian tốt nhất tạo nên sự ổn định nhân cách con người.
    Đối với trẻ thơ, hát ru là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
    VOTE mk nha

    Trả lời

Viết một bình luận