Viết 1 đoạn văn diễn dịch (12 câu) nói về nỗi nhớ của thúy kiều có sử dụng 1 câu phủ định và 1 phép lặp (Mình đang cần gấp lắm ạ)

By Parker

Viết 1 đoạn văn diễn dịch (12 câu) nói về nỗi nhớ của thúy kiều có sử dụng 1 câu phủ định và 1 phép lặp
(Mình đang cần gấp lắm ạ)

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn diễn dịch (12 câu) nói về nỗi nhớ của thúy kiều có sử dụng 1 câu phủ định và 1 phép lặp (Mình đang cần gấp lắm ạ)”

  1. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của Thúy Kiều. Thúy Kiều quá cô đơn trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Nàng không nhớ về cha mẹ trước mà lại nhớ đến Kim Trọng đầu tiên. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức của nàng. Nàng nhớ đến chàng lại đau lòng vì hoàn cảnh hiện tại của mình.  Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng, nàng nhớ đến trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhớ về cha mẹ, những người già yếu đang ở nhà chờ mong con. Nàng thấy xót thương cho cha mẹ già ở nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng thì tuổi già sức yếu mà không có con ở bên lại ngày ngày phải trông chờ tin con. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.  “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Khi nhớ đến cha mẹ đó là sự đau xót trong suy nghĩ của Thúy Kiều, tất cả đã chứng minh nàng là một người con vô cùng hiếu thảo. Tâm trạng nhớ thương của Kiều dành cho những người quan trọng là hoàn toàn tự nhiên, nàng nhớ đến họ khi tâm hồn thấy cô đơn, muốn  tìm được bến đỗ của hạnh phúc. Đó cũng chính là ước mơ bé nhỏ của nàng

    Trả lời

Viết một bình luận