Viết bài văn giải thích phương châm “học đi đôi với hành” Giúp mình với ạ!

By Josie

Viết bài văn giải thích phương châm “học đi đôi với hành”
Giúp mình với ạ!

0 bình luận về “Viết bài văn giải thích phương châm “học đi đôi với hành” Giúp mình với ạ!”

  1. Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

    “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

    Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

    Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

    Trả lời

Viết một bình luận