Viết bài văn nói về Ngành nghề mành cọ ở phú thọ 95 chữ nhé :)

By Sarah

Viết bài văn nói về Ngành nghề mành cọ ở phú thọ
95 chữ nhé 🙂

0 bình luận về “Viết bài văn nói về Ngành nghề mành cọ ở phú thọ 95 chữ nhé :)”

  1. Để làm được mành cọ, người thợ phải chọn những lá bánh tẻ cuống dài, chặt cuống lá thật bén, róc gai, lột mỏng lấy phần cật, chọn lấy những chiếc nan đẹp nhất để về sơ chế. Mỗi cuống lá cọ thường cho từ 9 – 11 nan. Để dệt được một chiếc mành cọ, cần tối thiểu 300 chiếc nan như thế. 

    Tại xưởng làm mành cọ Đông Dung thuộc khu 9, xã Sai Nga mỗi ngày sản xuất được từ 30 đến 40 chiếc mành cọ. Xưởng có từ 4 đến 5 nhân công, trong đó 2 nhân công phụ trách vận hành máy dệt, 3 người còn lại chịu trách nhiệm vót nan cọ và vận chuyển nan cọ tới máy dệt.

    Trước đây, công đoạn vót nan người thợ phải làm thủ công, rất vất vả, đòi hỏi phải chau chuốt, tỉ mỉ để có thể làm ra một chiếc mành đạt chất lượng. Hiện nay, công đoạn này đã có sự hỗ trợ của máy móc, tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có được những chiếc nan cọ được vót nhẵn đều, trơn nhẵn.

    Sau khi nan được vót nhẵn sẽ được chuyển tới máy dệt, chỉ trong vòng khoảng 20 phút, những chiếc nan được dệt bằng dây dù tạo thành một sản phẩm hoàn hảo.

    Giá thành mỗi chiếc mành cọ tùy vào kích cỡ dao dộng từ khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    Chiếc mành cọ truyền thống giá thành vừa rẻ hơn so với chiếu trúc, độ bền thì gấp nhiều lần chiếu cói và các loại chiếu nhựa thông thường khác trên thị trường nên được khách hàng yêu thích lựa chọn.

    Hơn 20 năm bền bỉ với nghề dệt mành cọ truyền thống, bà Trịnh Thị Dung tại khu 9, xã Sai Nga chia sẻ: “Hiện nay nguồn nguyên liệu làm mành cọ khan hiếm hơn xưa, mành cọ lại chịu sự cạnh tranh gay gắt của các loại chiếu, mành khác trên thị trường, nhưng gia đình tôi vẫn quyết tâm gắn bó với nghề của cha ông truyền lại. Tôi tin, nếu có tâm thì nghề quyết không phụ người.”

    Trả lời
  2. Đan Mành cọ là một trong những ngành có từ rất lâu đời ở nước ta. Có rất nhiều làng làm mành cọ phổ biến như Đồng Thịnh, Phú Cát,… Nhưng nơi nổi tiếng về những chiếc mành cọ đẹp , chất lượng nhất là Phú Thọ.

    Để làm được những chiếc mành cọ đẹp, những nghệ nhân nơi đây phải rất chi tiết, tỉ mỉ trong từng công đoạn nhỏ nhất. Đổi lại cho sự vất vả ấy, người dùng được sử dụng những chiếc mành chất lượng là điều mà các nghệ nhân nơi đấy mong muốn.

    Đầu tiên, người thợ phải chọn những lá bánh tẻ cuống dài, chặt cuống lá thật bén, róc gai, lột mỏng. Mỗi cuống lá cọ thường cho từ 10 nan. Để dệt được một chiếc mành cọ, cần tối thiểu 300 chiếc nan như thế.

    Trước đây, công đoạn vót nan người thợ phải làm thủ công, đòi hỏi phải chau chuốtđể có thể làm ra một chiếc mành đạt chất lượng. Hiện nay, công đoạn này đã có sự hỗ trợ của máy móc, tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có được những chiếc nan cọ được vót nhẵn đều, trơn nhẵn.

    Mành cọ là đồ dùng không thể thiếu của mỗi nhà trong hiện tại nhưng tại các thành phố lớn, nó đang dần bị bỏ bê, chỉ còn trong kí ức cũ của mọi nhà. Vậy nên, từ bây giờ, chúng ta phải cố gắng bảo vệ nó để sau này con cháu ta còn có thể được nhìn thấy và biết đến mành cọ.

    Bạn tham khảo, nếu được thì cho mik ctlhn nha

    Trả lời

Viết một bình luận