viết bài văn tự sự: kể chuyện đời thường lớp 9

By Faith

viết bài văn tự sự: kể chuyện đời thường lớp 9

0 bình luận về “viết bài văn tự sự: kể chuyện đời thường lớp 9”

  1.     ”Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?”. Ca từ của bài hát đã khiến cho chúng ta suy ngẫm. Một tấm lòng mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn muốn nói đến là gì?. Phải chăng đó là lòng yêu thương con người?.Câu chuyện ”Bánh mì không” sẽ cho chúng ta hiểu được giá trị của tâm lòng này

         Câu chuyện kể về hai mẹ con, đứa con trai tên là Phong. Sống với mẹ trong một căn nhà rách nát, đồ đạc trong nhà không lấy cái gì quý giá cả. Ngay còn nhỏ, ba mất sớm, mẹ thì bán bánh mì không, Phong thương mẹ nên cố học, không nghỉ buổi nào và giờ đây Phong đang học lớp ba. Trên lớp thì tập trung nghe giảng, cố gắng tìm ra cách học tốt, còn ngày thứ bảy, chủ nhật là đòi nằng nặc đi cùng mẹ bán bánh. Một ngày nọ vào buổi sáng chủ nhật, vẫn như thường lệ, Phong cùng mẹ đi bán, Phong để ý thấy có một người phụ nữ và một đứa con gái, nhìn có vẻ giàu có đang bước từ trên xe hơi xuống. Người phụ nữ ấy mua cho đứa con một chiếc bánh bông lan nhìn rất ngon và đẹp mắt, nhưng cô bé lại không chịu, đòi mua cái bánh khác ngon hơn và to hơn mới chịu. Dù cho có khuyên thì coobes không nghe mà còn hất chiếc bánh xuống đất. Ngay khi vừa đọc xong chỗ này, tôi liền nghĩ:”Cô bé trong chuyện hư thật, tại sao lại lãng phí như vậy chứ, trong khi còn có bao nhiêu người phải chịu đói chứ!. Thay vì vậy thì cho người khác có phải hay hơn không?”. Rồi tôi về với thực tại, để tiếp tục đọc. Ngay sau hành động của cô bé, thì có một cậu bé ăn xin, mặc đổ rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, cơ thể gầy gòm. Nhìn sơ qua là biết đã mấy ngày không có gì ăn rồi, cậu bé đén gần người phụ nữ giàu có và giơ hai tay trước mặt mà nói:

    -Cô ơi!Cháu đã hai ngày nay không có gì trong bụng rồi. Cô có thể mua cho cháu một chiếc bánh được không, một chiếc bánh nhỏ thôi cũng được ạ. Cháu sẽ cảm biết ơn cô rất nhiều!

         Người phụ nữ có vẻ khó chịu nó:

    -Không có đâu! Đi chỗ khác mà xin đi

         Rồi người phụ nữ dắt đứa con lên xe và cho xe chạy đi. Nhìn cậu bé buồn bã, lấy tay xoa lên chiếc bụng đang reo đói của mình. Bỗng mẹ Phong kêu cậu bé lại và trao cho cậu một ổ bánh mì nóng hổi, cậu bé ríu rít cảm ơn rồi chạy đi thật nhanh.

         Phong nhìn mẹ băn khoanh:”Tại sao từ sáng đến giờ, mẹ và mình chưa bán được ổ nào, mà mẹ lại đem cho người khác, nhìn mẹ còn vui nữa chứ!”. Phong không hiểu được nên hỏi mẹ và Phong đã biết được một điều mà cậu dường như chỉ học trên sách vở khi nghe mẹ trả lời:

    -Con à! Con biết không? Sự giàu có đôi khi không đo bằng tài sản vật chất của ai đó đâu. Người thực sự giàu có là người biết giúp đỡ người khó khăn, cho đi không nghĩ đến việc nhận lại. Được đo bằng tấm lòng, lòng nhân ái, sự sẻ chia của mỗi người đó con à?”.Nghe xong Phong thấy mình cũng vui lây

         Từ câu chuyện trên, ta thấy được rằng có những thứ mà ngay cả trong sách vở khó mà hểu, mà cảm nhận được và cho ta thấy cuộc sống có vô vàn những điều tốt, những việc làm đẹp dạy cho ta biết yêu thương con người hơn. Cũng như câu nói mà tôi rất thích:”Đừng để ai ở lại phía sau”.Đó cũng chính là câu chuyện ngắn tôi muốn chia sẻ với mọi người một phần nào đó giúp mình hoàn thiện bản thân hơn  

    Trả lời
  2. A. MỞ BÀI

    – Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

    – Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

    B. THÂN BÀI

    * Hoàn cảnh

    – Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

    – Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

    – Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

    – Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

    – Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

    * Giúp bà qua đường

    – Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

    – Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.

    – Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

    – Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

    – Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

    – Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

    – Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

    – về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

    – Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

    C. KẾT BÀI

    – Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

    – Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

    ** Tham khảo bài viết dưới đây

    Từ nhỏ đến lớn bố mẹ đều dạy tôi làm nhiều việc tốt từ nhỏ đã giúp đỡ bố mẹ ông bà làm việc nhà. Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh. Nhưng việc làm bố mẹ vui lòng nhát mà đến giờ tôi vẫn nhớ đó là một lần tôi giúp bà cụ qua đường.

     Hôm đó là ngày thứ hai đầu tuần, sau một ngày chủ nhật được bố mẹ cho đi chơi, khiến cho sáng hôm nay tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường. Quảng đường đến trường tuy không dài những vì dậy muộn nên tôi phải đi thật nhanh đến trường. Ai nào ngờ trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang băng qua đường. Vì là buổi sáng nên đường khá đông đúc, tôi thấy một bà lão rụt rè, bước một bước rồi lại lùi lại, lo sợ vì thấy trên đường xe đi không có dấu hiệu dừng lại. Tôi suy nghĩ đắn đo một hồi một là nếu giúp bà lão qua đường hoặc là bị trễ giờ học. Tôi chỉ có thể chọn một, nhưng tôi vẫn nhớ đến những bài học về lòng tốt trên lớp. Nên cuối cùng quyết định sẽ giúp bà lão qua đường dù có bị trễ học.

    Tôi chạy lại gần bà cụ hỏi thăm ” Cháu chào bà, có phải bà đang muốn qua đường đúng không ạ?” Bà lão trả lời rằng ” Đúng rồi cháu, bà đang muốn băng qua đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám đi.” Tôi nói là cháu sẽ giúp bà qua đường nên bà vui vẻ nhận lời. Tôi một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà giống như bà tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường đường cho hai bà cháu. Đưa được bà qua đường an toàn, trong lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào. Sau khi tôi hỏi bà có thể tự đi được không và xin phép bà cho tôi đến trường ngay không sợ trễ giờ. Tôi chạy đến trường nhưng không quên quay lại vẫy tay chào bà. Nhưng rất may tôi vừa tới trường vừa kịp chuông reo và không bị muộn giờ.

    Về đến nhà trong lúc ăn cơm tôi kể cho ba mẹ sự việc sáng nay với vẻ mặt vui vẻ, hào hức. Ba mẹ tôi khen tôi và rất tự hào về tôi vì đã giúp đỡ người lớn. Tôi sẽ cố gắng làm thêm nhiều việc tốt nữa để bố mẹ được vui lòng.

    Trả lời

Viết một bình luận