Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)? a. Y có 3 lớp electron,

By Piper

Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)?
a. Y có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 8 electron
b. Cation $Z^{2+}$ có phân lớp ngoài cùng là $3p^{6}$
c. Các ion $A^{2+}$ $B^{+}$ $X^{-}$ $Y^{2-}$ đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar(Z=18). Viết cấu hình electron của nguyên tử ứng với các ion trên.
d. Viết các cấu hình electron có thể có của nguyên tử R biết R có lớp electron ngoài cùng là $4s^{1}$

0 bình luận về “Viết cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z và lập luận cho biết X, Y, Z thuộc loại nào(kim loại, phi kim hay khí hiếm)? a. Y có 3 lớp electron,”

  1. a) Y có 3 lớp electron; lớp thứ 3 có 8e.

    Cấu hình e của Y là \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    Y có 8e ngoài cùng nên là khí hiếm.

    b)

    Cấu hình e của cation \({Z^{2 + }}\) là \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    Vậy cấu hình e của Z là: \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^2}\)

    Z là nguyên tố s, có 2 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IIA, là kim loại.

    c)

    Cấu hình e của Ar là: 

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\)

    +Cấu hình e của A phải là :

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^2}\)

    A là nguyên tố s, có 2 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IIA, là kim loại.

    +Cấu hình e của B là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}{\text{ 4}}{{\text{s}}^1}\)

    B là nguyên tố s, có 1 e ngoài cùng nên thuộc nhóm IA, là kim loại.

    +Cấu hình e của X là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^5}{\text{ }}\)

    X là nguyên tố p; có 7e lớp ngoài nên nhóm VIIA, là phi kim.

    +Cấu hình e của Y là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^4}{\text{ }}\)

    Y là nguyên tố p, có 6e lớp ngoài nên thuộc nhóm VIA, là phi kim.

    d)

    Cấu hình e của R có thể là:

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}3{d^5}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    \(1{s^2}{\text{ 2}}{{\text{s}}^2}2{p^6}{\text{ 3}}{{\text{s}}^2}3{p^6}3{d^{10}}\;{\text{4}}{{\text{s}}^1}{\text{ }}\)

    Các trường hợp này đều là kim loại.

    Trả lời

Viết một bình luận

Bí kíp giúp ba mẹ không biết tiếng Anh vẫn có thể dạy con học Tìm hiểu thêm