Viết đoạn văn diễn dịch làm rõ cảnh ông đồ thời tàn qua bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

By Jade

Viết đoạn văn diễn dịch làm rõ cảnh ông đồ thời tàn qua bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

0 bình luận về “Viết đoạn văn diễn dịch làm rõ cảnh ông đồ thời tàn qua bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên”

  1. Hình ảnh ông đồ thời tàn được tác giả Vũ Đình Liên khắc họa thật rõ nét qua khổ ba và bốn bài thơ “Ông đồ” để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng khó phai.  Thật vậy hiện thực về sự vắng khách được diễn tả vô cùng chân thực và sinh động :                                          “Nhưng mỗi năm mỗi vắng

     Người thuê viết nay đâu?”.

    Chữ “nhưng” đứng đầu câu như cánh cửa khép – mở giữa hai thời kỳ: đã qua rồi cái thời vàng son của ông đồ khi được mọi người hân hoan đón đợi va giờ đây cái thời lụi tàn khi ông đồ vẫn xuống phố nhưng đã bị mọi người thờ ơ, quên lãng. Có thể nói rằng: ông đồ đang bước vào thời kỳ suy tàn của nền Nho học Việt Nam. Không còn cảnh tấp nập “bên phố đông người qua” hay “bao nhiêu người thuê viết” nữa; nay bao quanh ông đồ chỉ là sự vắng lặng ngày một tăng theo bước chuyển chầm chậm của bánh xe thời gian được gợi lên qua điệp ngữ “mỗi” được lặp lại hai lần. Hơn nữa, câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” đã càng làm rõ hơn một sự thật rằng người thuê viết hiện giờ cứ thưa thớt rồi lắng dần. Qua đó, nguời đọc có thể cảm nhận rõ nỗi thương tiếc của nhà thơ cho một thời vàng son không bao giờ quay trở lại của ông đồ, của nền Nho học nước nhà. Trong khung cảnh ấy, hàng xin chữ của ông đồ lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết

    “Giấy đỏ buồn không thắm;

    Mực đọng trong nghiên sầu…”

    Với phép tu từ nhân hóa trong hai câu thơ trên đã gợi ra cảnh giấy, mực không còn được sử dụng, nằm im trên mặt đất lạnh nơi ông đồ ngồi khiến cho sắc đỏ của giấy như đang phai nhạt theo năm tháng còn mực đọng trong nghiên thì như sự lắng đọng của nỗi buồn. Đồng thời, hai vật dụng ấy cũng chính là biểu tượng cho nỗi sầu muộn của tâm hồn con người. Phải chăng, nỗi buồn từ hồn người nay đã thấm cả vào cảnh vật? Trong nền cảnh ấy, sự xuất hiện của ông đồ càng trở nên nổi bật:

    “Ông đồ vẫn ngồi đấy,

    Qua đường không ai hay,”

    Phó từ “vẫn” thể hiện rằng việc ông đồ xuất hiện trong cùng một không gian, thời gian đã trở thành thông lệ hàng năm. Tuy vậy, trái ngược với sự tán thưởng, đắc ý trước đây thì hiện tại, ông đồ dường như trở nên vô hình, bị gạt ra bên lề, không ai quan tâm đến. Chính sự đối lập giữa cảnh ông đồ lặng lẽ, cô đơn và cuộc sống bên ngoài tất bật, vội vàng đã thể hiện thật cụ thể hoàn cảnh đáng thương của ông đồ. Đặc biệt, tâm trạng của ông đồ lúc này được đặc tả qua bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc:

    “Lá vàng rơi trên giấy;

    Ngoài giời mưa bụi bay.”

    Hình ảnh “lá vàng” gợi cho ta sự úa vàng của một kiếp người, đồng thời cũng là dấu chấm hết cho nền Nho học Việt Nam. Bên cạnh đó, làn “mưa bụi” mịt mờ được nhắc đến trong tác phẩm cũng giống như những giọt nước mắt thương tiếc của tác giả hay sự bi quan, thờ ơ của người qua đường trước một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp đang bị mai một theo thời gian. Như vậy, ta thấy rằng tâm trạng buồn bã, tiếc thương của tác giả như bao trùm cả hai khổ thơ, thấm đẫm từng câu, từng chữ trong đoạn. Làm nên nghệ thuật của hai khổ thơ không chỉ là hình thức thể thơ ngũ ngôn bình dị, cô đọng cùng hình ảnh và ngôn ngữ sinh động, giàu sức gợi mà còn có giọng điệu ẩn chứa sự ngậm ngùi, chua xót cũng như một nỗi buồn kín đáo mà để lại nhiều dư âm cho người đọc. Qua đó, tác giả cũng bộc lộ niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. Tóm lại, hình ảnh ông đồ thời tàn trong khổ ba, bốn bài thơ “ ông đồ” đã giúp em hiểu và trân trọng hơn truyền thống xin chữ đầu năm nói riêng và các nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

    Mik viết tổng phân hợp nhé, có j bn tự lược nha

    vote 5 sao nhé

    Trả lời
  2. Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ “Ông đồ”. Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh

    Trả lời

Viết một bình luận